Trường THCS Diễn Cát - Diễn Châu - Nghệ An

https://thcsdiencat.dienchau.edu.vn


Quy chế nhà trường năm năm học 2015 - 2016

Quy chế nhà trường năm năm học 2015 - 2016
UBND HUYỆN THẠCH HÀ
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THIẾP
 

Số:         /2015/QĐ –THCSNT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
 
 

Phù Việt, ngày     tháng 9 năm 2015
 
 
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế nhà trường – Năm học 2015-2016
 
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS NGUYỄN THIẾP
          Căn cứ Điều lệ trường THCS của Bộ GD-ĐT;
          Căn cứ kế hoạch, nhiệm vụ năm học 2015-2016;
          Căn cứ Nghị quyết hội nghị CB,CC, VC năm học 2015-2016;
          Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường,
 
QUYẾT ĐỊNH:
          Điều 1. Ban hành Quy chế nhà trường năm học 2015-2016 của trường THCS Nguyễn Thiếp gồm 5 chương và 21 điều (có văn bản kèm theo).
          Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân hiện công tác tại trường thực hiện theo quy định của Điều lệ trường THCS và các quy định cụ thể thuộc Quy chế này.
          Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
          Bộ phận chuyên môn, văn phòng, các tổ chức liên quan và các cá nhân có tên tại điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 
Nơi nhận:
-Như điều 3;
- Lưu: VT.
HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
                             Nguyễn Quang Đồng
 
 
 
 
 
 
QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA NHÀ TRƯỜNG
(Ban hành theo Quyết định số         /2015/QĐ-THCSNT
ngày        tháng  9 năm 2015 của Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Thiếp)
 
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
          Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
          1. Quy chế này quy định nguyên tắc, lề lối làm việc, chế độ trách nhiệm; quan hệ và trình tự giải quyết công việc của trường THCS Nguyễn Thiếp.
          2. Quy chế này áp dụng đối với: Tất cả các tổ chức đoàn thể, và mỗi một cán bộ công chức, viên chức trong biên chế hoặc hợp đồng.
          Điều 2. Nguyên tắc làm việc
          1. Trường THCS Nguyễn Thiếp làm việc theo chế độ thủ trưởng. Mọi hoạt động của nhà trường phải tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy chế, quy định chuyên môn. Cán bộ công chức, viên chức phải xử lý công việc đúng trình tự, thủ tục, phạm vi trách nhiệm.
          2. Trong phân công công việc người đứng đầu các tổ chức, đoàn thể phải chịu trách nhiệm chính về công việc được giao. Trong trường hợp người đứng đầu các tổ chức, đoàn thể giao công việc đó cho người khác phụ trách thì người được giao công việc đó phải chịu trách nhiệm với người đứng đầu.
          3. Bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động; thường xuyên đẩy mạnh việc đổi mới quản lí, xây dựng môi trường làm việc văn hóa, có kế hoạch và hiệu quả.
 
CHƯƠNG II
TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI VÀ CÁCH THỨC
GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN
          Điều 3. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Hiệu trưởng
          1. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
          2. Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng trường;
          3. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
          4. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong  nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
          5. Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo vên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
          6. Tuyển sinh và quản lý học sinh trong các hoạt động do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ khối 6, 9 và quyết định khen thưởng và kỉ luật học sinh;
          7. Là chủ tài khoản của nhà trường, quản lý các hoạt động tài chính, quản lí tài sản của nhà trường;
          8. Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục;
          9. Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện 3 công khai đối với nhà trường;
          Điều 4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của các Phó hiệu trưởng
          Đối với phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn:
          1. Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác chuyên môn; Gồm cả các hoạt động chuyên môn của nhà trường (Xác lập phân phối chương trình, thực hiện chương trình, lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện việc dạy học, bồi dưỡng,  phụ đạo, ôn thi, sổ đầu bài, sổ điểm, học bạ, hoàn thiện dự liệu phần mềm…)
          2. Cùng vời Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về công tác chuyên môn, đảm bảo nền nếp và việc thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn.
3. Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng phân công và ủy quyền. Chỉ đạo và triển khai kế hoạch nhà trường trong buổi chào cờ đầu tuần.
4. Viết các báo cáo về chuyên môn, ký thay Hiệu trưởng các văn bản về công tác chuyên môn, thống kê số liệu về kết quả hoạt động chuyên môn, kí và nhận xét trong sổ đầu bài, sổ điểm, sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm. Ký duyệt học bạ khối 7, 8; lập báo cáo kết quả học tập, khen thưởng, danh hiệu thi đua, thi lại, ở lại lớp trình hiệu trưởng phê duyệt. Xây dựng và lưu trữ hồ sơ chuyên môn theo quy định.
5. Chỉ đạo việc lập các đề kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường (kiểm tra chất lượng đầu năm, thi học kỳ, thi tuyển sinh…) lưu trữ bằng văn bản in và văn bản điện tử.
6. Viết bài thường xuyên và công khai các hoạt động chuyên môn (Kế hoạch chuyên môn, thời khóa biểu, kết quả học kỳ, cuối năm, thi HSG các cấp…) trên trang Wesbsite của nhà trường.
7. Chỉ đạo và điều hành công tác kiểm định chất lượng giáo dục (xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động, báo cáo tự đánh giá…). Chỉ đạo hoạt động của tổ Toán Lý, tổ Anh- NT, phụ trách địa bàn xã Thạch Kênh.
Đối với Phó hiệu trưởng phụ trách lao động, CSVC:
1. Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác lao động của phụ huynh và học sinh. Chỉ đạo tổ chủ nhiệm thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường.
          2. Chịu trách nhiệm trước cấp trên về công tác phổ cập, đi thực tế; công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, giám sát các công trình xây dựng trường.
          3. Thay mặt Hiệu trưởng điều hành họat động của nhà trường khi được Hiệu trưởng phân công và ủy quyền. Tổ chức điều hành buổi hội ý cuối tuần (TPT, giáo viên trực và giáo viên chủ nhiệm)
          4. Viết báo cáo định kỳ, tổng hợp kết quả và xây dựng hồ sơ theo lĩnh vực được phân công.
          5. Trực tiếp quản lý ngày công, việc chấp hành kỷ luật của CBGV, nhân viên; chủ trì phối hợp với các đoàn thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
          6. Trực tiếp chỉ đạo tổ Văn- Sử và tổ Văn phòng, phụ trách địa bàn xã Phù Việt.
          Điều 5. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của tổ trưởng
          1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, quản lý kế hoạch giảng dạy, chỉ đạo việc thực hiện phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng, thời khóa biểu và chỉ đạo tổ viên chấp hành quy chế chuyên môn;
          2. Tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, dự giờ, triển khai các chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lượng việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường;
          3. Kí duyệt hồ sơ chuyên môn của giáo viên;
          4. Đề xuất khen thưởng, kỉ luật cán bộ giáo viên.
          Điều 6. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của tổ phó
          1. Thực hiện và chịu trách nhiệm trước tổ trưởng về nhiệm vụ được tổ trưởng phân công;
          2. Cùng với tổ trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;
          3. Thay mặt tổ trưởng điều hành hoạt động của tổ chuyên môn khi được tổ trưởng ủy quyền.
          Điều 7. Trách nhiệm, phạm vi phối hợp giải quyết công việc của Chủ tịch công đoàn.
          1. Có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch công tác công đoàn cho từng học kỳ, đồng thời lãnh đạo các bộ phận, đoàn viên công đoàn thực hiện các chương trình, kế hoạch đề ra. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động đối với các đoàn viên công đoàn;
          2. Lãnh đạo công đoàn thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện mọi hoạt động của Ban thanh tra nhân dân do Hội nghị CB,CC, VC bầu;
          3. Cùng với hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đua nhằm động viên CBGV, nhân viên thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao và chương trình kế hoạch công tác chuyên môn đề ra;
          4. Có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, phát triển đoàn viên, tổ chức thăm hỏi, động viên công đoàn viên và gia đình. Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh toàn diện.
          Điều 8. Trách nhiệm của thư ký hội đồng;
          1. Điểm diện, ghi chép biên bản các buổi họp; soạn thảo các văn bản liên quan và ghi chép các hoạt động chung của nhà trường, định kỳ báo cáo với hiệu trưởng.
          2. Trực thay khi BGH đi vắng
          Điều 9. Trách nhiệm của văn thư
          1. Tập hợp kết quả công tác để báo cáo Hiệu trưởng và cơ quan cấp trên theo quy định và đúng thời hạn;
          2. Phối hợp với các bộ phận, với giáo viên chủ nhiệm nắm thông tin, tổng hợp số liệu, báo cáo Hiệu trưởng và các cơ quan quản lý về những nội dung theo yêu cầu hàng tháng và mỗi học kỳ;
          3. Kiểm tra các thủ tục hành chính về các văn bản phát hành của nhà trường, quản lý văn bản đi, đến theo trình tự quy định;
          4. Quản lý công tác văn thư lưu trữ, công tác hành chính phục vụ cho hoạt động của nhà trường được thuận tiện, kịp thời và khoa học;
          5 Quản lý các loại hồ sơ của nhà trường theo Điều lệ trường THCS.
          Điều 10. Trách nhiệm của nhân viên thư viện
          1. Tổ chức hoạt động của thư viện đúng theo quy định;
          2. Quản lý các loại sổ sách, báo, tạp chí, mượn trả, cập nhật thông tin mượn trả vào phần mềm trên website theo đúng quy định;
          3. Đề xuất với Hiệu trưởng kế hoạch mua sắm sách cho giáo viên và học sinh, kế hoạch xây dựng thư viện xuất sắc;
          4. Tổ chức hoạt động của phòng đọc, phục vụ giáo viên và học sinh đọc và nghiên cứu;
          5. Tuyên truyền, giới thiệu sách lần 1/tháng với giáo viên và học sinh toàn trường;
6. Thực hiện các công việc tạp vụ khác khi được phân công.
Điều 11. Trách nhiệm của nhân viên phụ trách thiết bị
1. Tổ chức hoạt động của phòng đồ dùng, thiết bị theo đúng quy định;
2. Quản lý các loại đồ dùng, thiết bị dạy học, mượn trả, sử dụng, bảo quản, ghi chép và cập nhật đúng quy định;
3. Đề xuất với Hiệu trưởng kế hoạch mua sắm đồ dùng, thiết bị phục vụ cho giảng dạy, kế hoạch xây dựng phòng đồ dùng, thiết bị tiên tiến, xây dựng phòng thực hành hoạt động nền nếp;
4. Tổ chức hoạt động của phòng đồ dùng, thí nghiệm phục vụ giáo viên và học sinh thực hành và nghiên cứu;
5. Chịu trách nhiệm về việc bảo quản, sửa chữa các thiết bị phục vụ cho giảng dạy và hoạt động của Đoàn- Đội;
Điều 12. Trách nhiệm của Bí thư chi đoàn và Tổng phụ trách Đội.
1. Tổ chức các hoạt động Đoàn- Đội trong nhà trường theo kế hoạch của nhà trường và Đoàn cấp trên;
2. Tổ chức quản lý nền nếp của học sinh, phối hợp xây dựng các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong trường;
3. Theo dõi thi đua các mặt hoạt động nền nếp của học sinh trong nhà trường;
4. Tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần, nhận xét đánh giá, xếp loại thi đua hàng tuần, thông báo kết quả trên website và bảng tin của nhà trường;
5. Chịu trách nhiệm về chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, rèn kỹ năng sống cho học sinh;
6. Chấp hành sự chỉ đạo và tham gia đầy đủ các hoạt động theo yêu cầu của Đoàn-Đội cấp trên;
7. Tham gia quản lý, đánh giá các hoạt động thi đua.
Điều 13. Trách nhiệm của kế toán và thủ quỹ
1. Xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách hàng năm, hàng quý và hàng tháng. Thực hiện đầy đủ, kịp thời mọi chế độ, chính sách đối với CBGV, nhân nhiên trong đơn vị theo đúng quy định;
2. Lưu giữ chứng từ thu, chi, lập sổ sách theo dõi tài chính, tài sản, nguồn vốn, quỹ theo đúng quy định về kế toán, thống kê, báo cáo định kỳ về Phòng Tài chính- Kế hoạch và Hiệu trưởng nhà trường;
3. Thực hiện chi đúng, chi đủ và chỉ chi khi chủ tài khoản duyệt chi theo đúng nguyên tắc tài chính. Hoàn tất các chứng từ thu, chi đúng nguyên tắc tài chính.
4. Thực hiện các công việc khác do tổ trưởng, hiệu trưởng phân công.
Điều 14. Trách nhiệm của cán bộ kiêm nhiệm y tế trường học.
1. Thực hiện Quy định về hoạt động Y tế trong các trường trung học cơ sở (Quyết định số 73/2007/QĐ-BGD&ĐT); quy định xây dựng trường học an toàn, phòng chống tệ nạn thương tích (Quyết định số 4458/QĐ- BGD&ĐT, ngày 28/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo); Quy định về vệ sinh trường học (Quyết định 1221/QĐ- BYT của Bộ Y tế) và thông tư 18/2011/TTLT-BGD-BYT ngày 28/4/2011 về việc quy định nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường THCS.
2. Thực hiện các quy định về vệ sinh trường học, vệ sinh cá nhân, môi trường, an toàn thực phẩm; đảm bảo nước uống hợp vệ sinh; tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc xây dựng trường học an toàn, xanh-sạch-đẹp,… Phối hợp với GVCN và kế toán thực hiện tuyên truyền, vận động học sinh tham gia BHYT và lập hồ sơ cấp thẻ BHYT cho học sinh.
3. Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, sơ cứu ban đầu, tuyên truyền giáo dục kiến thức sức khỏe cho học sinh; chủ động tham mưu với BGH nhà trường để phối hợp với cơ quan y tế có đủ năng lực và điều kiện để tổ chức khám sức khỏe định kỳ, phân loại sức khỏe học sinh.
4. Tham mưu với Hiệu trưởng để ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học; xây dựng kế hoạch công tác y tế trường học (ghi rõ công việc, thời gian thực hiện, điều kiện thực hiện và người phụ trách phụ trách, thực hiện theo đúng từng tháng, từng tuần); sổ theo dõi cấp phát thuốc; sổ theo dõi sức khỏe học sinh; sổ tổng hợp phân loại sức khỏe học sinh; hồ sơ, tài liệu tuyên truyền, ngoại khóa về công tác y tế trường học theo kế hoạch đề ra.
Điều 15. Trách nhiệm của giáo viên bộ môn
1. Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng, thí nghiệm, kiểm tra đánh giá theo quy định, vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ, cập nhật. Lên lớp đúng giờ, không tùy tiện bỏ giờ, bỏ buổi dạy chính khóa cũng như các buổi bồi dưỡng, phụ đạo. Quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;
2. Tự rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục;
3. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường, thực hiện quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
4. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ các bạn đồng nghiệp;
5. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, đoàn -đội trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh; đặc biệt lưu ý đến giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập;
6. Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi phải có trách nhiệm xây dựng nội dung, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, chịu trách nhiệm chính về kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi.
Điều 16. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm
1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi để có biện pháp giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp;
2. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn, Đoàn TNCS, Đội TNTP, các tổ chức xã hội có liên quan để giảng dạy, giáo dục và rèn kỹ năng cho học sinh;
3. Nhận xét, đánh giá, xếp loại học sinh cuối học kỳ và cuối năm học. Đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, hoàn chỉnh việc ghi sổ, vào sổ điểm, học bạ, cập nhật thông tin của học sinh, xét duyệt danh hiệu thi đua của học sinh và báo cáo với Hiệu trưởng;
4. Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm gặp gỡ phụ huynh khi có học sinh vi phạm, lập biên bản kỷ luật học sinh (nếu có). Tham gia và tổ chức Hội nghị phụ huynh 2-3 lần/năm học;
5. Nhận và chịu trách nhiệm về chất lượng của học sinh lớp chủ nhiệm, bảo quản cơ sở vật chất lớp học.
Điều 17. Trách nhiệm của giáo viên trực tuần, trực ban
1. Đến trường trước khi có trống báo, có mặt tại trường trong suốt thời gian của buổi học, theo dõi và quản lý mọi hoạt động của giáo viên và học sinh trong buổi học (kể cả các ngày không có giờ dạy tại trường);
2. Báo cáo kịp thời với lãnh đạo về những vấn đề bất thường xảy ra trong buổi học và cùng phối hợp giải quyết;
3. Theo dõi, ghi chép, đánh giá thi đua các mặt hoạt động nền nếp của các lớp như lao động, vệ sinh, văn nghệ, thể dục, chăm sóc cây… Báo cáo cụ thể kết quả theo dõi, đánh giá và đề xuất ý kiến tại buổi giao ban, hội ý hàng tuần.
 
CHƯƠNG III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
          Điều 18. Lập và thực hiện chương trình công tác
          1. Căn cứ chỉ tiêu, kế hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ năm học đã được thông qua Hội nghị công chức, viên chức. Hiệu trưởng, hiệu phó, tổ chuyên môn và người đứng đầu các tổ chức, đoàn thể chủ động lập kế hoạch công tác trong phạm vi công việc và tổ chức mà mình được phân công, trình hiệu trưởng duyệt và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt. Trong quá trình thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc phải báo cáo hiệu trưởng để tìm biện pháp tháo gỡ;
          2. Hàng tuần các tổ chức, đoàn thể chủ động giải quyết các công việc theo chức năng, nhiệm vụ của mình và lên lịch công tác cho tuần sau;
          3. Thường xuyên phản ánh kết quả thực hiện công việc với Ban giám hiệu để xin ý kiến chỉ đạo, giải quyết;
          4. Các tổ chức, đoàn thể phải chủ động dự thảo nội dung báo cáo theo lịch, thời gian và yêu cầu của nhà trường, của cấp trên, phải chấp hành nghiêm túc về chế độ báo cáo thường kỳ và đột xuất, không được chậm trễ và bỏ sót.
          Điều 19. Họp, hội nghị và hội ý
          1.Đảm bảo dự họp đúng giờ, nghiêm túc, ghi chép đầy đủ, không làm việc riêng; chấp hành nghiêm túc trật tự và văn hóa hội họp.
          2. Mỗi tuần:
          - Hội ý BGH 1 lần vào sáng thứ 2 hàng tuần.
          - Hội ý GVCN, TPT Đội 1 lần (thứ 7 hàng tuần).
          3. Mỗi tháng:
          - Họp Hội đồng sư phạm 1 buổi vào tuần đầu tháng để kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch của tháng trước và triển khai công tác mới;
          - Hội ý toàn thể hội đồng vào tuần 3 hoặc tuần 4 trong tháng (trừ trường hợp đột xuất có thể triệu tập do Hiệu trưởng quyết định);
          - Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn vào tuần 2 và tuần 4 trong tháng;
          - Họp công đoàn và các đoàn thể khác vào tuần 3 trong tháng;
          - Đảng viên tham gia họp Chi bộ ngoài giờ làm việc (1 lần/tháng);
          - Họp Ban đại diện cha mẹ học sinh vào thứ 7 tuần 4 trong tháng.
          4. Mỗi năm học, hội đồng giáo dục họp 3 kỳ vào đầu năm, giữa năm và cuối năm học; Hội cha mẹ học sinh họp 2 lần/năm học.
          5. Hội đồng chủ nhiệm, hội đồng Thi đua- Khen thưởng, hội đồng Kỉ luật họp khi có công việc do Chủ tịch hội đồng triệu tập.
          6. Các tổ chức, đoàn thể khác trong nhà trường xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể trình Chi ủy và BGH trước khi tổ chức cuộc họp ít nhất 2 ngày và phải báo cáo kết quả bằng văn bản cho Hiệu trưởng chạm nhất sau 02 ngày.
Thời gian họp, hội ý (buổi chiều) bắt đầu từ 14h00 và kết thúc trước 17h00 (trừ trường hợp đặc biệt do hiệu trưởng quyết định, nhưng không quá 17h30).
          7. Trong hội họp, mọi thành viên đều phải tham gia ý kiến đề xuất, kiến nghị, thảo luận trên nguyên tắc tập trung dân chủ và có tính xây dựng cao, mọi ý kiến nêu ra ngoài cuộc họp đều không có giá trị.
CHƯƠNG IV
LỀ LỐI LÀM VIỆC
          Điều 20.
          1. Phải coi trọng tính kế hoạch, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả, mọi công việc phải được triển khai bằng kế hoạch; mọi người đều có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc nội dung công việc theo kế hoạch đã được triển khai;
            2. Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động về giờ giấc, thời khóa biểu, ngày, giờ công. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, phải coi trọng chất lượng và hiệu quả, luôn phấn đấu và hoàn thành tốt công việc được giao để khẳng định uy tín và giữ gìn danh dự nhà giáo;
          3. Lãnh đạo nhà trường căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ để tổ chức thực hiện kế hoạch. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn vướng mắc phải báo cáo Hiệu trưởng để cùng tìm biện pháp giải quyết. Khi nhận công văn hoặc nghị quyết cấp trên phải báo cáo Hiệu trưởng để cùng xây dựng kế hoạch thực hiện. Những đề xuất, kiến nghị của giáo viên và học sinh, phụ huynh phải được xem xét và giải quyết kịp thời.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY CHẾ
Điều 21. Điều khoản thi hành:
1. Quy chế này được thống nhất thực hiện nghiêm túc trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường;
2. Tổ trưởng có trách nhiệm triển khai quán triệt và thường xuyên nhắc nhở từng thành viên của tổ việc chấp hành, thực hiện quy chế;
3. Việc chấp hành, thực hiện đúng quy chế là một chỉ tiêu trong nhận xét, đánh giá phân loại cán bộ, giáo viên, nhân viên và trong thành tích thi đua, khen thưởng. Những trường hợp vi phạm quy chế thì tùy tính chất, mức độ sẽ bị đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật;
4. Quy chế đã được cán bộ, công chức, viên chức của nhà trường biểu quyết thông qua. Những thay đổi, bổ sung chỉ được điều chỉnh trong Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hằng năm của nhà trường;
5. Quy chế có hiệu lực kể từ ngày Hiệu trưởng ký quyết định ban hành.
 
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây