ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ Văn, thời gian làm bài: 120 phút.
- Thứ ba - 27/04/2021 15:46
- In ra
- Đóng cửa sổ này
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021-2022
Môn: Ngữ Văn, thời gian làm bài: 120 phút.
Môn: Ngữ Văn, thời gian làm bài: 120 phút.
PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU
TRƯỜNG THCS DIỄN CÁT
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021-2022
Môn: Ngữ Văn, thời gian làm bài: 120 phút.
Phần I: Đọc – hiểu (2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Những không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)
Câu 1: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau:
Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá.
Câu 3: Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt”?
Câu 4: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?
Phần II: Làm văn:
Câu 1: (3.0 điểm)
“Con người sinh ra không phải tan biến đi như những hạt cát vô danh mà hãy ghi dấu trong cuộc đời này và trong trái tim của người khác” (V.Xukhomlinski) .
Việc thể hiện bản thân là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Vấn đề đặt ra cho mỗi chúng ta: Thể hiện bản thân như thế nào là đúng đắn? Hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10-15 dòng), trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân đúng đắn trong môi trường học đường.
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong hai đoạn trích sau:
“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gặp một cái trứng cá to vàng đổ vào chén nó. Nó luôn lấy đũa xoi vào chén, đỏ đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung Qtóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:
- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?
Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảu xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về"
Và:
(...) “Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:
-Ba đi rồi ba về với con.
-Không! - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi”.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,2013)
..........................Hết ..............................
Họ tên thí sinh:...............................................................Số báo danh:............................
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021-2022
Môn: NGỮ VĂN
A. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản mang tính định hướng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm: cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, trân trọng những bài có phát hiện riêng, thể hiện một tư duy độc lập. Chấp nhận cả các ý kiến không có trong Hướng dẫn chấm nhưng sáng tạo, hợp lí, có sức thuyết phục.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính; trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra các thang điểm chi tiết.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Đáp án- Thang điểm:
TRƯỜNG THCS DIỄN CÁT
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021-2022
Môn: Ngữ Văn, thời gian làm bài: 120 phút.
Phần I: Đọc – hiểu (2,0 điểm):
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
VẾT NỨT VÀ CON KIẾN
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Những không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)
Câu 1: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau:
Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá.
Câu 3: Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt”?
Câu 4: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?
Phần II: Làm văn:
Câu 1: (3.0 điểm)
“Con người sinh ra không phải tan biến đi như những hạt cát vô danh mà hãy ghi dấu trong cuộc đời này và trong trái tim của người khác” (V.Xukhomlinski) .
Việc thể hiện bản thân là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Vấn đề đặt ra cho mỗi chúng ta: Thể hiện bản thân như thế nào là đúng đắn? Hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10-15 dòng), trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân đúng đắn trong môi trường học đường.
Câu 3. (5,0 điểm)
Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong hai đoạn trích sau:
“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gặp một cái trứng cá to vàng đổ vào chén nó. Nó luôn lấy đũa xoi vào chén, đỏ đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung Qtóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:
- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?
Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảu xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về"
Và:
(...) “Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:
-Ba đi rồi ba về với con.
-Không! - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi”.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam,2013)
..........................Hết ..............................
Họ tên thí sinh:...............................................................Số báo danh:............................
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021-2022
Môn: NGỮ VĂN
A. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản mang tính định hướng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm: cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm của thí sinh trong tính chỉnh thể, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, trân trọng những bài có phát hiện riêng, thể hiện một tư duy độc lập. Chấp nhận cả các ý kiến không có trong Hướng dẫn chấm nhưng sáng tạo, hợp lí, có sức thuyết phục.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm chính; trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra các thang điểm chi tiết.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Đáp án- Thang điểm:
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | Đọc- hiểu | 2,0 | |
1 | - Phương thức biểu đạt: Tự sự | 0,5 | |
2 | HS phân tích được cấu tạo ngữ pháp của câu : Con kiến//đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó // C V C vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. V |
0,5 |
|
3 4 |
Hình ảnh “vết nứt” ẩn dụ cho những khó khăn, trở ngại, thách thức mà chúng ta luôn phải đối mặt trong cuộc sống, đó là quy luật tất yếu. - HS có thể lựa chọn một trong những bài học sau: + Trước bất cứ điều gì trong cuộc sống thường ngày, phải kiên trì, nhẫn nại, đối mặt với thử thách, không nên chỉ mới gặp trở ngại đã vội vàng bỏ cuộc. + Để theo đuổi được mục đích của bản thân, phải luôn nỗ lực, sáng tạo, khắc phục hoàn cảnh. + Phải biết biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành cơ hội, thành kinh nghiệm, thành hành trang quý giá cho ngày mai. |
0,5 0,5 |
|
II | Làm văn | 8,0 | |
1 | trình bày suy nghĩ của em về cách thể hiện bản thân đúng đắn trong môi trường học đường. | 3,0 | |
a | *Yêu cầu kĩ năng:( 1.0 điểm ) - Đúng hình thức đoạn văn: Lùi vào đầu dòng, chữ đầu viết hoa, kết thúc xuống dòng. |
0,25 |
|
- Diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ,có cảm xúc | 0,5 | ||
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu | 0,25 | ||
b | * Yêu cầu nội dung: ( 2,0 điểm ) Mở bài: Giới thiệu câu nói của V.Xukhomlinski và vấn đề cần nghị luận. Thân bài: 1.Giair thích khái niệm: Thể hiện bản thân -Thể hiện mình là làm cho người khác thấy được những đặc điểm của bản thân qua những hành vi, cử chỉ, lời nói, việc làm… -Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh. Học sinh thể hiện mình để gây sự chú ý, để khẳng định bản thân hoặc để được tôn trọng, yêu thương… 2.Biểu hiện: -Ở môi trường học đường, học sinh có nhiều cách thể hiện bản thân: -Có cách thể hiện tích cực, đúng đắn (chăm chỉ học tập, có ý thức kỷ luật, tích cực tham gia các phong trào, yêu thương và quan tâm bạn bè…) -Biết ước mơ về những hoài bão tốt đẹp. - phê phán: cách thể hiện tiêu cực, sai trái (đánh nhau, nói năng thiếu văn hóa, ăn mặc không phù hợp, làm ngược lại những điều tốt đẹp mà thầy cô khuyên bảo…) - Khẳng định những cách thể hiện bản thân tích cực. Lên án, phê phán những cách thể hiện bản thân sai trái, tiêu cực. 3.Bài học nhận thức và hành động - Đề ra cách thể hiện tích cực của bản thân. Kết bài: Kết thúc vấn đề nghị luận, thông điệp |
0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 |
|
2 | Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong hai đoạn trích trong văn bản “Chiếc lược ngà” trước và sau khi bé Thu nhận ra ba. | 5,0 | |
a. Về kỹ năng: - Biết cách viết bài văn nghị luận văn học. - Văn phong trong sáng, trình bày luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, diễn đạt,... - Đảm bảo cấu trúc bàivăn nghị luận có đầy đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. |
1,0 | ||
b. Về kiến thức: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau: Gợi ý: Phân tích đoạn trích 1: Trước khi nhận cha: Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh, ương ngạnh
Phân tích đoạn trích 2: Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt. Trong buổi sáng cuối cùng trước khi chia tay, thái độ của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn: Thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: Ba...a...a...ba!
Nghệ thuật miêu tả tâm lí của tác giả: sự bùng nổ những yêu thương do bị dồn nén. => Thể hiện được điều đó chứng tỏ tác giả am hiểu tâm lí trẻ em, yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ. |
0,5 0,25 0,75 0,75 0,5 0,5 0,5 |
||
c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, trong sáng, giàu cảm xúc và hình ảnh, suy nghĩ sâu sắc về vấn đề. | 0,25 |
||
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,0 điểm |