TRƯỜNG THCS CAO XUÂN HUY ĐỀ NGUỒN TUYỂN SINH NGỮ VĂN 9 Năm học 2020 – 2021. Thời gian làm bài: 120 phút
- Thứ ba - 27/04/2021 15:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
TRƯỜNG THCS CAO XUÂN HUY
ĐỀ NGUỒN TUYỂN SINH NGỮ VĂN 9
Năm học 2020 – 2021. Thời gian làm bài: 120 phút
ĐỀ NGUỒN TUYỂN SINH NGỮ VĂN 9
Năm học 2020 – 2021. Thời gian làm bài: 120 phút
TRƯỜNG THCS CAO XUÂN HUY
ĐỀ NGUỒN TUYỂN SINH NGỮ VĂN 9
Năm học 2020 – 2021. Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (2 điểm): Đọc phần văn bản bài hát sau:
Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống và ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la?
Và sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa?
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa?
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư?
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông?
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung?
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc?
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư?
(Lời bài hát “Khát vọng” – nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn)
a, Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài hát?
b, Nêu tên một biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài hát trên?
c, Cách hiểu từ “vô tư” trong câu hát: “Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư” ?
d, Mỗi câu hát là một thông điệp về lẽ sống. Em hãy trình bày ngắn gọn một lẽ sống mà em tâm đắc ?
Câu 2 (3 điểm): Trong bức thư gửi hiệu trưởng nơi con trai mình theo học, Tổng thống Abraham Linlcon viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kị”. Từ câu nói ấy, hãy bàn luận về lòng đố kị bằng một bài văn nghị luận ngắn?
Câu 3 (5 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp quê hương trong đoạn thơ sau của bài thơ “Nói với con”? – nhà thơ Y Phương:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ NGUỒN TUYỂN SINH NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2020 – 2021
I. Yêu cầu chung
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn; kỹ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp…
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tinnhs chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kỹ năng mà cần chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. Cần cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm học sinh trong tính chỉnh thể; cần khuyết khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm; chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn, miễn là hợp lý thuyết phục
3. Tổng điểm của toàn bài là 10,0 điểm; cho lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm cơ bản; trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra các thang điểm chi tiết.
II. Yêu cầu cụ thể
Câu 1: đọc hiểu (4 điểm)
Câu a (0,5 điểm):
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu b (0,5 điểm):
- Học sinh nêu đúng tên một biện pháp nghệ thuật có trong phần trích (0,5 điểm): có thể là một trong những biện pháp sau: điệp từ, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ, so sánh…
Câu c (0,5 điểm):học sinh giải được nghĩa cơ bản của từ “vô tư” khi sử dụng trong câu hát: “gieo hạt nắng vô tư”: hồn nhiên, rộng lượng, không so đo
Câu d (0,5): Học sinh chọn được một câu hát ý nghĩa mang lẽ sống cao đẹp và chỉ rõ được đó là lẽ sống nào.
Ví dụ: Lẽ sống trong câu “Hãy sống như đời núi vươn tới những tầm cao”: sống có khát vọng vươn lên, sống cho lý tưởng cao đẹp.
Hay: Trong câu hát: “Và sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa?”: thông điệp về lẽ sống cống hiến…
Câu 2 (3 điểm)
Câu 3 (5 điểm)
ĐỀ NGUỒN TUYỂN SINH NGỮ VĂN 9
Năm học 2020 – 2021. Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1 (2 điểm): Đọc phần văn bản bài hát sau:
Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống và ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la?
Và sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa?
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa?
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư?
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông?
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung?
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc?
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư?
(Lời bài hát “Khát vọng” – nhạc sỹ Phạm Minh Tuấn)
a, Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài hát?
b, Nêu tên một biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài hát trên?
c, Cách hiểu từ “vô tư” trong câu hát: “Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư” ?
d, Mỗi câu hát là một thông điệp về lẽ sống. Em hãy trình bày ngắn gọn một lẽ sống mà em tâm đắc ?
Câu 2 (3 điểm): Trong bức thư gửi hiệu trưởng nơi con trai mình theo học, Tổng thống Abraham Linlcon viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kị”. Từ câu nói ấy, hãy bàn luận về lòng đố kị bằng một bài văn nghị luận ngắn?
Câu 3 (5 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp quê hương trong đoạn thơ sau của bài thơ “Nói với con”? – nhà thơ Y Phương:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ NGUỒN TUYỂN SINH NGỮ VĂN 9
NĂM HỌC 2020 – 2021
I. Yêu cầu chung
1. Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn; kỹ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, gợi cảm, ít mắc lỗi về chính tả, ngữ pháp…
2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản, định tinnhs chứ không định lượng. Giám khảo cần hết sức linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm, không chỉ đánh giá kiến thức và kỹ năng mà cần chú ý đến thái độ, cảm xúc, tình cảm của người viết. Cần cẩn trọng và tinh tế đánh giá bài làm học sinh trong tính chỉnh thể; cần khuyết khích những tìm tòi, sáng tạo riêng trong nội dung và hình thức bài làm; chấp nhận các kiến giải khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn, miễn là hợp lý thuyết phục
3. Tổng điểm của toàn bài là 10,0 điểm; cho lẻ đến 0,25 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số thang điểm cơ bản; trên cơ sở đó, giám khảo có thể bàn bạc thống nhất định ra các thang điểm chi tiết.
II. Yêu cầu cụ thể
Câu 1: đọc hiểu (4 điểm)
Câu a (0,5 điểm):
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu b (0,5 điểm):
- Học sinh nêu đúng tên một biện pháp nghệ thuật có trong phần trích (0,5 điểm): có thể là một trong những biện pháp sau: điệp từ, điệp cấu trúc, câu hỏi tu từ, so sánh…
Câu c (0,5 điểm):học sinh giải được nghĩa cơ bản của từ “vô tư” khi sử dụng trong câu hát: “gieo hạt nắng vô tư”: hồn nhiên, rộng lượng, không so đo
Câu d (0,5): Học sinh chọn được một câu hát ý nghĩa mang lẽ sống cao đẹp và chỉ rõ được đó là lẽ sống nào.
Ví dụ: Lẽ sống trong câu “Hãy sống như đời núi vươn tới những tầm cao”: sống có khát vọng vươn lên, sống cho lý tưởng cao đẹp.
Hay: Trong câu hát: “Và sao không là phù sa dâng mỡ màu cho hoa?”: thông điệp về lẽ sống cống hiến…
Câu 2 (3 điểm)
YÊU CẦU | NỘI DUNG CẦN ĐẠT | ĐIỂM |
Yêu cầu về kỹ năng | - Học sinh có kỹ năng làm bài nghị luận xã hội - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sáng rõ. Diễn đạt trong sáng, giàu hình ảnh; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… |
0,5 |
Yêu cầu về kiến thức | Học sinh cần đảm bảo được những ý cơ bản sau 1. Giải thích: - Khái niệm độ kỵ: là cảm thấy đau đớn và tức giận khi người khác vui hưởng một lợi lộc, đồng thời ước ao muốn chiếm đoạt lợi lộc ấy. và muốn phá hoại kẻ đang chiếm hữu lợi lộc ấy.. Câu nói của tổng thống thể hiện sự tha thiết của ngài về việc dạy dỗ con trai - Cách nói: “xin thầy hãy dạy cháu tránh xa sự đố kị” thể hiện thái độ tha thiết của người nói. Rõ ràng, vị tổng thống thấu hiểu rất rõ những điều nguy hại của tính đố kỵ 2. Bàn luận: vì sao vị tổng thống nhắn gửi thầy hiệu trưởng điều đó? - Lòng đố kỵ sẽ gặm mòn trí óc tinh thần ta - Lòng đố kỵ còn làm biến dạng tâm tồn con người, làm tâm can con người trở nên tối tăm - Lòng đố kỵ là nguồn cơn của mọi tật xấu, tội ác. - Hẳn rằng, người có lòng đố kỵ sẽ tự đánh mất đi niềm vui sống, đánh mất hạnh phúc. - Có thể chứng minh bằng những câu chuyện ngụ ngôn, nhân vật văn học hoặc những câu chuyện đời thường, nhân vật nổi tiếng, những câu nói về sự nguy hại của lòng đố kị 3. Bài học: Làm thế nào để tránh xa lòng đố kị? - Tin vào bản thân và kiên trì: - Dẹp bỏ những suy nghĩ tiêu cực và tập trung vào những việc tốt đẹp - Yêu thương và chăm sóc bản thân - Có thái độ dứt khoát, lên tiếng trước những hành vi, thái độ thể hiện tính đố kị. |
0,5 1,5 0,5 |
Câu 3 (5 điểm)
YÊU CẦU | NỘI DUNG CẦN ĐẠT | ĐIỂM |
Yêu cầu về kỹ năng | - Học sinh có kỹ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề văn học - Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp… |
0,5 |
Yêu cầu về kiến thức | Sau đây là một số gợi ý cơ bản: - Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và phạm vi, vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp quê hương trong đoạn thơ 2 của bài thơ “Nói với con” (nhà thơ Y Phương) - Giới thiệu hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ, mạch cảm xúcvà đặt đoạn thơ vào chỉnh thể thi phẩm. - Cần cảm nhận, kết hợp phân tích để làm rõ được những vẻ đẹp của quê hương qua đoạn thơ:(trọng tâm bài viết) + Một quê hương có sức sống bền bỉ, dẻo dai, mãnh liệt; sống thủy chung, gắn bó. + Một quê hương có tâm hồn cao thượng, rộng mở, cao đẹp, đối lập vẻ ngoài mộc mạc, có phần đơn sơ, trần trụi. + Một quê hương có truyền thống dựng xây, tự tôn, tạo dựng nên những giá trị bản sắc phong tục. - Đánh giá được ý nghĩa qua việc xây dựng vẻ đẹp quê hương: + Lời nhắn nhủ thiết tha của cha với con, mong con mang, giữ được vẻ đẹp truyền thống quý giá đó. Thể hiện tình yêu, niềm tin với đứa con bé bỏng + Cảm nhận được tấm lòng yêu, trân trọng, tràn đầy niềm tự hào của nhà thơ Y Phương dành cho quê hương mình. + Nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp quê hương mang đậm phong cách nhà thơ: từ ngữ, hình ảnh, tu từ và giọng điệu… + Thông điệp về gìn giữ bản sắc, văn hóa quê hương trong cuộc sống mỗi người - Cảm xúc người viết |
0,5 0,25 2,5 1,0 0,25 |