Quê hương Diễn Cát - Diễn Bình là những xã mà người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi nhỏ lẻ. Xã Diễn Cát và xã Diễn Bình có tổng diện tích gần 7 Km2. Hai xã đều có đường quốc lộ 7A chạy qua, với tổng số dân Diễn Cát hơn 7000 dân khẩu, Diễn Bình gần 4000 dân khẩu với 16 xóm.
UBND HUYỆN DIỄN CHÂU
TRƯỜNG THCS CÁT BÌNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHÙ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ TRIỂN
CỦA TRƯỜNG THCS CÁT BÌNH
I/ Sơ lựơc về quá trình hình thành
Quê hương Diễn Cát - Diễn Bình là những xã mà người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi nhỏ lẻ. Xã Diễn Cát và xã Diễn Bình có tổng diện tích gần 7 Km2. Hai xã đều có đường quốc lộ 7A chạy qua, với tổng số dân Diễn Cát hơn 7000 dân khẩu, Diễn Bình gần 4000 dân khẩu với 16 xóm.
Những năm gần đây nhân dân hai xã có thêm một số hộ có thêm nghề thợ xây, nghề mộc đặc biệt là con em đi xuất khẩu nên kinh tế địa phương có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên.
Trong kháng chiến chống Pháp, và kháng chiến chống Mỹ nhân dân xã Diễn Cát được phong tặng xã Anh hùng lực lượng vũ trang, xã Diễn Bình là một trong những địa phương làm hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến. Cả hai xã có gần 200 liệt sĩ và nhiều gia đình thương binh - bệnh binh. Điều đó chứng tỏ nhân dân rất kiên cường anh dũng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp -Mỹ.
Diễn Cát và Diễn Bình là nới có truyền thống hiếu học. Có nhiều cán bộ lão thành Cách mạng như Ông Võ Nguyên Hiến, nhiều nhà thơ văn xuất hiện trong lòng thơ văn Việt Nam, đã có một số nhà thơ, văn quê hương tại Diễn Bình như: Võ Văn Trực, Võ Thị Hảo. Trong thời kháng chiến quê hương Diễn Cát đã có những Tiến sĩ như ông: Hoàng Kiêm, có các tướng công được phong sắc như: Tạ Công Luyện. Ngày nay xã Diễn Cát và xã Diễn Bình có 6 người được phong tiến sĩ, hàng trăm cử nhân, cao học. Đặc biệt có nhiều gia đình là gia đình có bằng Đại học: 100%. Đây là những yếu tố ảnh hường rất lớn đến phong trào học tập của con em địa phương.
- Từ năm 1946 xã Diễn Cát đã có trường cấp 2 với tên là trường Tân Dân do thầy Hoàng Truyện làm hiệu trưởng. Trường được xây dựng tại xóm 5 Diễn Cát bây giờ.
- 1950 - 1965: Ban đầu có trường Quốc lập.
- 1965 -1972: Trường do thầy Nguyễn Hữu Thước làm Hiệu trưởng, trường có 8 lớp. Đây là những năm kháng chiến chống Mỹ, trường sơ tán học tại các xóm trong địa phương.
- 1972 -1978: Thầy Nguyễn Phúc (Diễn Tân) làm Hiệu trưởng, trường lúc này đang học chung với cấp 1 gọi là trường cơ sở cấp 1,2.
- 1979 - 1982: Trường cấp 1,2 do Thầy: Phan Nghi làm Hiệu trưởng.
- 1982 - 1991: Trường cấp 1,2 do thầy Trần Ngọc Lãng làm Hiệu trưởng với hơn 400 học sinh.
- 1992 - 1993: Trường cấp 1,2 do thầy Trần Bá Bốn làm Hiệu trưởng với 12 lớp có 426 học sinh.
- 1993 - 1994: Tách riêng trường cấp 1,2 thành trường THCS Diễn Cát do thấy Trần Bá Bốn làm Hiệu trưởng với 12 lớp có hơn 400 học sinh.
- 2001 - 2002: Trường THCS Diễn Cát do thầy Đoàn Hữu Hải làm Hiệu trưởng với 17 lớp - 728 học sinh.
- 2003 - 2008: Trường THCS Diễn Cát do cô Trần Thị Hoa làm Hiệu trưởng.
Đặc biệt năm 2008 - 2009, theo Quyết định số: 1254/QĐ.UBND về việc sát nhập trường THCS Diễn Cát với trường THCS Diễn Bình thành trường THCS Cát Bình có 22 lớp với 724 học sinh.
- Hiện nay, năm học: 2012 - 2013, trường THCS Cát Bình có 17 lớp với 513 học sinh. Do Thầy Nguyễn Trung Tý làm Hiệu trưởng
* Về chuyên môn:
+ Hội đồng sư phạm của trường có 55 đ/c có 54 đ/c đã được biên chế 98,1%, có một đồng chí mới vào hợp đồng năm 2010 trong đó:
- Cán bộ quản lý: 2 đ/c.
- Giáo viên đứng lớp : 47 đ/c.
- Phục vụ : 5 đ/c.
Đội ngũ giáo viên có trình độ Đại học: 39/48 đ/c; phục vụ: có 2/5 đ/c có bằng Đại học. Giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 100%.
+ Trường có 03 tổ chuyên môn bao gồm:
- Tổ khoa học tự nhiên: Có 24 đ/c do Cô Đặng Thị Vinh làm tổ trưởng, cô Lê Thị Hường làm tổ phó chia làm hai nhóm chuyên môn: Toán lý và Hoá sinh.
- Tổ khoa học xã hội: có 24 đ/c do cô Lê Thị Thoa làm tổ trưởng, cô Nguyễn Thị Hân làm tổ phó chia làm hai nhóm chuyên môn: Văn và Sử Địa Anh.
- Tổ hành chính quản trị: Có 6 đ/c do cô Lê Thị Dung làm tổ trưởng, cô Lê Thị Hạnh làm tổ phó.
* Về Đoàn thể:
- Chi Bộ Đảng có 37 đ/c chi bộ liên tục từ 2002 - 2012 luôn đạt và giữ vững chi bộ trong sạch vững mạnh.
- Công Đoàn - Đoàn Thanh Niên - Đội TNTP: Luộn giữ vững các danh hiệu vững mạnh.
Trường THCS Cát Bình được công nhận là đơn vị văn hóa năm 2008
II/ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG THCS CÁT BÌNH: TRONG 16 NĂM QUA ( 1994 - 2012) TRƯỜNG THCS CÁT BINH LUÔN PHÁT TRIỂN CẢ VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG.
Trong 18 năm qua, đặc biệt từ năm từ năm 2000 đến nay trường THCS Cát Bình không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính vững chắc về chiến lược. Hàng năm việc xây dựng kế hoạch bảo đảm chính xác, khoa học, ổn định. Hiệu quả đào tạo đạt cao, hàng năm chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn đều đạt mặt bằng của huyện. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS từ 97 ->100 %. Tỉ lệ vào PTTH ( cả hệ công lập, bán công dân lập) xấp xỉ 65% hàng năm. Năm học 2011-2012 chất lượng học sinh vào THPT .Tỉ lệ học sinh lên lớp khoảng 98.6%. Phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT được nhà trường chú ý đầu tư, khuyến khích. Hàng năm tham gia đầy đủ HKPĐ cấp cụm, huyện và đạt nhiều giải cao cả cấp cụm, huyện .
Các đoàn thể hoạt động đều tay, sáng tạo các hình thức sinh hoạt CLB, sinh hoạt chủ điểm, chuyên đề, ngoài giờ theo hình thức “Rung chuông vàng”, “Hái hoa dân chủ” được tổ chức hiệu quả, ấn tượng tốt đẹp trong học sinh và giáo viên.
Việc xây dựng đội ngũ nâng cao chất lượng dạy và học và chuẩn hoá CSVC được nhà trường và địa phương đặc biệt chú ý.
Đặc biệt từ năm 1994 đến nay, từ khi đội ngũ mới có 30 người với 9 người có trình độ Đại học, và 21 Cao đẳng và số còn lại là trung cấp thì đến nay số lượng đã lên đến 56 người với 45 người có trình độ đại học và 2 người đang theo học các lớp đại học.
Để nâng cao trình độ nghiệp vụ, đặc biệt cho giáo viên trong những năm thay sách hoạt động sinh hoạt chuyên môn được nhà trường duy trì, nâng cao chất lượng, các hình thức dự giờ, thao giảng, chuyên đề, tổ chức thực tập, sử dụng ĐDDH thường xuyên được tổ chức, rút ra bài học kinh nghiệm kịp thời.
100% CB, GV có bộ hồ sơ khá, tốt không có bộ TB. Tỉ lệ giờ dạy giỏi đạt 6.3%, Khá 84%, TB: 9.7% hàng năm số giáo viên giỏi cấp huyện tính đến nay đã chiếm 39%.
Ban Giám hiệu nhà trường là 1 tập thể đoàn kết, năng động, sáng tạo. 100% đã qua trường quản lí cấp tỉnh đã có bằng trung cấp chính trị. Hoạt động nhà trường thường xuyên đổi mới, nghiêm túc, chất lượng, có uy tín với các địa phương xung quanh.
Cơ sở vật chất nhà trường hàng năm đều được xây dựng bổ sung, hoàn chỉnh. Từ 1 trường phải học chung với tiểu học, đến nay trường đã được xây dựng 1 nhà cao tầng với 12 phòng học, nhà thực hành bộ môn, các phòng kho, sân chơi bãi tập với diện tích trên 1.057 m2, có tường bao xung quanh. Hệ thống phòng học, phòng sinh hoạt phòng làm việc, khu TTTD, công trình vệ sinh đầy đủ theo quy định. Mặc dù nhiều khó khăn song hàng năm địa phương đã dùng 1 khoản kinh phí thích đáng để XDCSVC nhà trường.
Hiện tại trường đã có:
- Thư viện (Kho, phòng đọc giáo viên, học sinh).
- Thiết bị( Kho Sinh- Hoá, Lí- Công nghệ) với các phòng thực hành đầy đủ trang thiết bị theo điều kiện hiện có.
- Nhà sinh hoạt bộ môn, bảo vệ, y tế, đoàn đội, nhà xe giáo viên, nhà xe học sinh, công trình vệ sinh nước sạch, nơi làm việc của Ban giám hiệu, của hội đồng đầy đủ đúng quy chuẩn.
Các phòng bộ môn, phòng thực hành hoạt động chất lượng. 100% số tiết thực hành được thực hiện nghiêm túc.
III. NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT.
- Từ một trường chung cấp 1,2 Diễn Cát sau đó tách ra thành trường PTCS, rồi thành trường THCS Cát Bình, với một cơ sở với trang thiết bị, vật chất nghèo nàn, với 20 phòng học cả 2 điểm trường, đội ngũ thiếu, chất lượng còn trì trệ, có phần giảm sút. Nhưng đến nay, sau 18 năm trường đã có những thành tích nổi bật trong dạy và học. Trường luôn có học sinh giỏi tỉnh, giáo viên giỏi cấp tỉnh. Chất lượng đại trà, cũng như chất lượng mũi nhọn luôn đạt mặt bằng của huyện.
Số học sinh giỏi Tỉnh:
+ Năm học: 2004-2005: 01 em môn lịch sử.
+ Năm học 2005-2006 đạt 02 em ( 1 em môn lịch sử và 1 em môn anh văn).
+ Năm học 2007-2008 đạt 01 em môn anh văn với giải 3.
+ Năm học 2008-2009 đạt 01 em môn Lịch sử.
+ Năm học 2009-2010 đạt 01 em môn Anh văn.
+ Năm học 2010-2011 đạt 01 em môn Anh văn với giải 3.
+ Năm học 2011-2012 đạt 01 em môn Địa lý
Tổng số học sinh giỏi cấp Huyện trong 3 năm liền là 40 em trong đó có tới 7 em đạt giải.
- Đội ngũ giáo viên đoàn kết, năng động, sáng tạo, làm việc hết lòng vì học sinh thân yêu.
Năm học 2011-2012:
- Chi bộ liên tục là chi bộ trong sạch vững mạnh.
- Trường liên tục là đơn vị tiên tiến cấp huyện.
- CSVC ngày một khang trang, sạch đẹp, hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu của một nhà trường trong thời kỳ đổi mới.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Đạt được các thành tích là một quá trình phấn đấu liên tục, và không biết mệt mỏi, năng động, sáng tạo của các thế hệ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và các em học sinh. Quá trình này đã được đúc rút thành các bài học sau:
1. Vai trò lãnh đạo của chi bộ, sự đoàn kết nhất trí cao của BLĐ cũng như toàn thể giáo viên là sức mạnh to lớn để đi đến mọi thắng lợi.
2. Quá trình lao động có kế hoạch, bảo đảm nghiêm túc, thực sự năng động sáng tạo để tìm ra các giải pháp tối ưu nhất. Đặc biệt trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học cũng như xây dựng cơ sở vật chất nhằm hoàn thành tốt nhất các chỉ tiêu đã đề ra.
3. Sự ủng hộ to lớn có hiệu quả của lãnh đạo, nhân dân, các tổ chức các đoàn thể trong xã đối với nhà trường. Phụ huynh, gia đình và nhà trường thực sự là mối liên kết vững chắc trong quá trình giáo dục, giáo dưỡng học sinh .
4. Tập trung bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ cho đội ngũ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường, thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “hai không” do ngành phát động; nâng cao hiệu quả công việc của mỗi thành viên.
5. Các tổ chức, các đoàn thể trong trường phải đoàn kết, phối hợp chặt chẽ. Thực hiện rộng rãi quy chế dân chủ để phát huy hết sức mạnh của tập thể cá nhân. Trường phải có một chính sách khen thưởng hợp lí kịp thời nhằm động viên mọi thành viên thi đua làm việc tốt.
Trên đây là quá trình xây dựng và phát triển của trường THCS Cát Bình trong những năm học qua. Đây cũng là các thuận lợi cơ bản để nhà trường tiến vững chắc vào thời kỳ mới.
Diễn cát, ngày 30 tháng 05 năm 2013
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Trung Tý
DANH SÁCH CÁN BỘ, GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS CÁT BÌNH
ĐẠT DANH HIỆU CSTĐ - GIÁO VIÊN GIỎI CÁC CẤP
TT |
HỌ VÀ TÊN |
CHỨC VỤ |
CSTĐ |
GIÁO VIÊN GIỎI |
NĂM CÔNG NHẬN |
CẤP TỈNH |
CẤP CS |
CẤP TỈNH |
CẤP HUYỆN |
1 |
Nguyễn Thị Hoa |
HT |
|
* |
|
|
Liên tục
2001- 2011 |
2 |
Nguyễn Trung Tý |
PHT |
|
* |
|
* |
Liên tục
2004- 2012 |
3 |
Đặng Thị Vinh |
CTCĐ |
|
|
|
* |
95,96,97
2005-2006 |
4 |
Nguyễn Thị Hân |
GV |
|
|
* |
* |
99,2000,2001
2007-2008 |
5 |
Đàm Văn Ưng |
GV |
|
|
|
* |
1998-1999 |
6 |
Nguyễn Thị Hoa |
CTCĐ |
|
|
|
* |
1999-2001 |
7 |
Tạ Thị Hường |
GV |
|
|
|
* |
1999-2000 |
8 |
Lê Thị Kim Thoa |
GV |
|
|
|
* |
2000-2001 |
9 |
Võ Thị Hằng |
GV |
|
|
|
* |
2000-2001 |
10 |
Nguyễn T. Thương |
GV |
|
|
|
* |
2000-2001 |
11 |
Nguyễn Duy Linh |
GV |
|
|
|
* |
2000-2001 |
12 |
Nguyễn Thị Quyến |
GV |
|
|
|
* |
2001-2002 |
13 |
Lê Thị Hường |
GV |
|
|
|
* |
2001-2002 |
14 |
Tạ Thị Xuân |
GV |
|
|
|
* |
2003-2004 |
15 |
Lê Thị Thu |
GV |
|
|
|
* |
2004-2005 |
16 |
Trần Thị Truyền |
GV |
|
|
|
* |
2004-2005 |
17 |
Phạm Thị Tuyết |
GV |
|
* |
|
|
2004-2005 |
18 |
Phan Xuân Giang |
GV |
|
|
|
* |
2007-2008
2011-2012 |
19 |
Võ Thị Hiền |
GV |
|
|
|
* |
2011-2012 |
20 |
Hà Huy Hoàng |
GV |
|
|
|
* |
2011-2012 |
21 |
Lê Thị Hạnh |
GV |
|
|
|
* |
2011-2012 |
DANH SÁCH HỌC SINH
ĐẠT DANH HIỆU HỌC SINH GIỎI TỈNH
TT |
HỌ TÊN HỌC SINH |
LỚP |
HSG MÔN |
NĂM HỌC |
ĐẠT GIẢI |
1 |
Cao Thị Liễu |
9A |
Anh văn |
2005-2006 |
KK |
2 |
Tăng Thị Hiền |
9C |
Anh văn |
2005-2006 |
KK |
3 |
Võ Thị Mai Phương |
9D |
Anh văn |
2007-2008 |
Giải 3 |
4 |
Tạ Thị Phượng |
9B |
Sử |
2008-2009 |
Giải 3 |
5 |
Lê Thị Thủy |
9G |
Anh Văn |
2009-2010 |
KK |
6 |
Vũ Thị Tùng Dương |
9B |
Anh Văn |
2010-2011 |
Giải 3 |
7 |
Đoàn Thị Hải |
9C |
Địa |
2011-2012 |
KK |
Diễn Cát, ngày 30 tháng 5 năm 2013
HIỆU TRƯỞNG :
Nguyễn Trùng Tý
Đăng ký thành viên