Chương trình giáo dục phổ thông mới

Thứ ba - 17/12/2019 07:21

Chuong trinh GDPT 2018

Chuong trinh GDPT 2018
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới (CTGDPT mới) được ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), có một số môn được tích hợp dạy học ở cấp Trung học cơ sở (THCS).

1. Các môn được dạy học tích hợp ở cấp THCS

1.1. Môn Lịch sử và Địa lý

Trong CTGDPT mới của cấp THCS , Chương trình môn "Lịch sử và Địa lí" được thiết kế theo các phần Lịch sử và Địa lý tương đối độc lập; ở mỗi lớp 7, 8, 9 có 1 chủ đề chung (6-10 tiết).

Vì vậy việc bố trí giáo viên dạy môn này cơ bản giáo viên không thay đổi so với chương trình hiện hành. Đối với các chủ đề chung, 2 giáo viên cùng dạy 1 lớp sẽ phối hợp với nhau để thực hiện.

1.2. Môn Khoa học tự nhiên

a) Cấu trúc nội dung
GH

Với các mạch kiến thức nêu trên, chương trình môn Khoa học tự nhiên của các lớp 6, 7, 8, 9 đều có 3 phần tương ứng với kiến thức thuộc lĩnh vực Vật lý, Sinh học, Hoá học được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau:

- Lớp 6: Hoá học (20%) - Sinh học (38%) - Vật lý (32%);

- Lớp 7: Hoá học (24%) - Vật lý (28%) - Sinh học (38%);

- Lớp 8: Hoá học (31%) - Vật lý (28%) - Sinh học (31%);

- Lớp 9: Vật lý (30%) - Hoá học (31%) - Sinh học (29%).

Trong chương trình đang thực hiện, tổng số tiết của 3 môn Vật lý, Hoá học, Sinh học là 595 tiết; Đối với CTGDPT mới, tổng số tiết của môn Khoa học tự nhiên là 560 tiết, giảm 35 tiết so với chương trình hiện hành. Tỷ lệ thời lượng giữa các lĩnh vực có dao động chút ít so với chương trình hiện hành và không ảnh hưởng lớn đến cơ cấu giáo viên.

2. Phân công giáo viên giảng dạy; nhiệm vụ của Tổ chuyên môn; sắp xếp thời khóa biểu

2.1. Phân công giáo viên giảng dạy

"Chất và sự biến đổi của chất": giáo viên Hóa học.

"Vật sống" và "Trái đất và bầu trời" lớp 8, 9: giáo viên Sinh học.

"Năng lực và biến đổi" và "Trái đất và bầu trời" lớp 6: giáo viênVật lý.

Do thời lượng số tiết của môn Khoa học tự nhiên (03 tiết/tuần) ít hơn 35 tiết so với tổng số tiết của các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành nên sẽ không có sự xáo trộn về số lượng giáo viên trong mỗi nhà trường

2.2. Nhiệm vụ của Tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn (bao gồm giáo viên Vật lý, Hóa học, Sinh học) phân công giáo viên phụ trách theo chủ đề như trên và dạy đồng thời ở nhiều lớp (thay vì phân công 1 giáo viên/môn/lớp như hiện nay).

Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn tập trung vào các chủ đề liên môn để bảo đảm sự phối hợp giữa các giáo viên cùng dạy ở 1 lớp đối với các chủ đề có kiến thức liên quan.
2.3. Xếp thời khóa biểu
GH1

 

Ở mỗi lớp, các chủ đề thuộc mỗi lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học do giáo viên có chuyên môn tương ứng phụ trách và được thực hiện gọn trong mỗi nửa học kỳ Việc chia mỗi năm học thành 2 học kì (Period), mỗi kì thành 2 nửa (Semester) cũng được thực hiện phổ biến ở các nước trên thế giới.

3. Về kiểm tra, đánh giá

Trong chương trình hiện hành, học sinh cấp THCS được đánh giá, xếp loại theo “Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT: ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Quy chế trên không còn phù hợp khi triển khai thực hiện  CTGDPT. Bộ GDĐT đnag nghiên cứu xây dựng lại Thông tư 58 về đánh giá học sinh để bảo đảm sự phù hợp với CTGDPT mới theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Kết quả đánh giá của mỗi chủ đề theo phân bố như trên được tính vào kết quả cuối cùng của môn học theo tỷ lệ % tương ứng.

4. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình mới

Theo lộ trình, đến năm học 2021-2022, chương trình áp dụng đến cấp THCS và lần lượt đến năm học 2024-2025 sẽ áp dụng đến lớp 9.

Như vậy sẽ có 6 năm để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

Bộ GDĐT đã có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên như sau:

- Đối với giáo viên hiện hành, việc bồi dưỡng tập trung vào việc nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên để thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Trước hết là tập trung bồi dưỡng 25% số giáo viên để dạy lớp 6 và cuốn chiếu cho các năm tiếp theo. Bộ khuyến khích và sẽ có chế độ cho các giáo viên tự nguyện đăng ký học thêm các học phần bổ sung kiến thức chuyên môn để có thể đảm nhận từ 2 phân môn, tiến tới đảm nhận toàn bộ chương trình môn học.

- Đối với đào tạo giáo viên mới, các trường sư phạm đã xây dựng chương trình đào tạo giáo viên cấp THCS để dạy học môn Khoa học tự nhiên và môn Lịch sử và Địa lý. Giáo viên mới sẽ thay dần khi giáo viên hiện hành nghỉ hưu./.
Các giáo viên có thể nghiên cứu chương trình giáo dục tổng thể qua đường dẫn sau: https://drive.google.com/file/d/0B1iVDBRNNC6rWmpWdlJkYnNKd0tONklVNXljU0tMd3czei13/view?usp=sharing

Nguồn tin: Bùi Quang Thành - Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây