KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI DỰ ÁN KHKT DÀNH CHO HỌC SINH
Tên dự án: “GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THCS SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI THEO HƯỚNG TÍCH CỰC”
Thời gian dự kiến triển khai dự án: Từ 24/8/2020 đến 24/11/2020
- Công cụ hỗ trợ để triển khai dự án:
- Máy ảnh
- Điện thoại thông minh
- Máy tính laptop
2.
Kế hoạch triển khai dự án cụ thể:
Ngày tháng |
Nội dung |
Người thực hiện |
Từ ngày 24/08/2020
đến 24/10/2020
|
- Tiến hành nghiên cứu dự án và xây dựng ý tưởng dự án.
- Thảo luận và trao đổi ý tưởng với giáo viên hướng dẫn
+ Thu thập thông tin về ý tưởng của đề tài khoa học
+ Phóng vấn và quay video học sinh được phỏng vấn
+ Phát phiếu điều tra thực trạng |
Cả nhóm và GV hướng dẫn
|
Từ ngày 20/09 /2020 đến 24/10/2020
|
- Chuyển đổi ý tưởng thành đề tài dự án:
+ Phóng vấn và quay video học sinh được phỏng vấn
+ Chỉnh sửa hoàn thiện dự án tham gia cuộc thi vòng trường
- Tiến hành thực nghiệm các giải pháp đề ra |
Cả nhóm và GV hướng dẫn
|
Từ ngày 1/11/2020
đến 24 /11 2020
|
- Tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện dự án
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu và làm pooster về dự án
- Tham gia thi Khoa học, kỹ thuật vòng huyện |
Cả nhóm và GV hướng dẫn
|
BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN:
“GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THCS SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI THEO HƯỚNG TÍCH CỰC”
- GIỚI THIỆU CHUNG
Tên đề tài
: Giải pháp giúp học sinh THCS sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực
Tác giả : 1. Lê Hải An
2. Lê Võ An Bình
Giáo viên hướng dẫn : Lê Thị Kim Thoa
II GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
.1.Lí do chọn đề tài
Nhắc tới những căn bệnh thế kỷ, những căn bệnh là mối nguy hại cho cả thế giới, bạn sẽ nghĩ tới bệnh gì? Ung thư ? AIDS hay Covid 19 ? Những căn bệnh gợi đến sự đau đớn về thể xác, sự tàn phá cơ thể. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng sự tàn phá về tâm hồn, sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động mới là căn bệnh đáng sợ nhất? Nghiện sử dụng mạng xã hội là một trong những căn bệnh như thế - một căn bệnh không gây đau đớn thể xác nhưng nó lại mang đến những vô vàn nguy hại cho xã hội hôm nay.Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram, Zalo, Twitter..., việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Mạng xã hội hấp dẫn muôn màu như thế người lớn chúng ta vướng vào còn say sưa huống chi con trẻ. Với lứa tuổi học sinh, việc tham gia mạng xã hội chính là việc được công khai hình ảnh, cảm xúc của bản thân với một cộng đồng bạn bè hay một nhóm cùng sở thích mà chúng em tham gia.Tuy năm nay em mới học lớp 8 nhưng chính em cũng đã trải qua một thời gian đắm chìm vào thế giới ảo của mạng xã hội: Facebook, zalo, instagram… đến quên ăn, ngủ và lực học của em thì ngày càng đi xuống. Bên cạnh đó em cũng nhận thấy ở trường em hiện tại hầu như tất cả học sinh trong trường đều có tình trạng rất nghiện sử dụng và sống ảo trên các trang mạng xã hội.Thực tế trong các buổi chào cờ đầu tuần em hay được nghe cô tổng phụ trách đội thường xuyên phê bình tình trạng học sinh lười học, không học bài, làm bài, ngủ gật trên lớp học.Em còn được biết có nhiều anh chị lớp 9 bị thầy cô giáo bộ môn phản ánh là đi học không chịu chép bài, thầy cô phát hiện bắt được quả tang nhiều anh chị lén lút sử dụng điện thoại ở dưới gầm bàn.Có nhiều bạn lớp 8 cũng hay chơi game khuya nên khi đến lớp thường hay ngủ gục.… Qua việc tìm hiểu, chứng kiến những hiện tượng ở trường em như thế nên em đã trăn trở suy nghĩ và cũng chính điều đó đã thôi thúc em đi tìm hiểu đề tài khoa học xã hội và hành vi
“ Giải pháp giúp học sinh THCS sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Tìm hiểu và chia sẻ, hướng dẫn các bạn học sinh biết sử dụng các trang mạng đúng cách. Cần nhận thức rõ mặt lợi, hại của mạng xã để không là tín đồ mê muội của mạng xã hội mà là người sử dụng một cách thông minh, hiệu quả. Cần hướng tới cái cái tích cực, trong sáng, lành mạnh, cái đẹp, cái có ích.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu rõ mặt tích cực và tiêu cực của mạng xã hội.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh ở trường và thu thập thông tin từ phía các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và các bạn học sinh.
- Đề xuất các giải pháp giúp các bạn học sinh sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, hiệu quả và ngăn chặn những tác hại của nó.
- Khảo nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được đề xuất trong đề tài.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực tiễn sử dụng mạng xã hội của học sinh lớp 8,9
2. Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh khối 8, 9 THCS
III. TÍNH MỚI VÀ TÍNH SÁNG TẠO:
1. Tính mới
Mạng xã hội không phải là vấn đề gì mới, đã có rất nhiều tác giả, nhiều đề tài tìm hiểu về nó nhưng trong đề tài này em đã tập trung vào:
- Tìm hiểu rõ mặt tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với xã hội nói chung và học sinh THCS nói riêng. Đề ra một số biện pháp tích cực, hữu hiệu để ngăn chặn tệ nạn ham mê nghiện sử dụng và sống ảo trên mạng xã hội , giúp học sinh có suy nghĩ, thái độ và hành động đúng đắn trong việc sử dụng hữu ích mạng xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống của các bạn học sinh trong nhà trường.
2. Tính sáng tạo
Chúng em đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng bằng phiếu điều tra học sinh khối 8,9. Chúng em đã thu thập thông tin từ phía thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh bằng các phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp rồi quay camera để làm minh chứng cho nhật kí. Đặc biệt chúng em đã phỏng vấn trực tiếp những bạn ham mê dùng mạng xã hội hay vào mạng trong giờ học hoặc giờ ra chơi để hiểu rõ suy nghĩ của các bạn, từ đó đưa ra biện pháp phù hợp, giúp các bạn xa rời sử dụng mạng xã hội trong thời gian hợp lý và với mục đích đúng đắn. Chúng em đưa nhiều biện pháp không chỉ đối với các bạn học sinh, phụ huynh, nhà trường, thầy cô mà còn cả với chính quyền địa phương. Bản thân chúng em, một người từng dành nhiều thời gian cho sử dụng mạng ,chính việc nghiên cứu này mà chúng em đã biết sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực hơn. Chúng em mong muốn có thể giúp các bạn khác tránh xa ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội như chúng em. Đề tài này của chúng em sẽ làm tài liệu tham khảo cho các phụ huynh quản lí mạng xã hội của con cái sao cho thật đúng cách.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Đọc và phân tích tài liệu
Dựa trên một số tài liệu, các bài báo về tình trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh hiện nay
2. Phương pháp quan sát
Quan sát thái độ, cử chỉ, hành động của một số cá nhân học sinh, nhóm học sinh ở trường qua cách ứng xử trên mạng xã hội
3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Xây dựng các phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp học sinh, phụ huynh để thu thập thông tin và thống kê số liệu để làm cơ sở cho việc xây dựng giải pháp.
V. GIỚI HẠN CỦA DỰ ÁN VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
1. Giới hạn của dự án.
Chúng em nghiên cứu thực trạng nghiện mạng xã hội của học sinh khối 8,9 ở trường THCS. Trong quá trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế và thiếu sót, kính mong Hội đồng khoa học tư vấn, góp ý để chúng em hoàn thiện đề tài.
2. Thời gian nghiên cứu và thực hiện dự án.
Từ 20/ 08/2020 đến 20/11/2020.
VI. NỘI DUNG DỰ ÁN
Chúng em muốn nghiên cứu để tìm ra hướng giải pháp nhằm ngăn chặn và hạn chế phần nào tình trạng nghiện sử dụng quá mức mạng xã hội của học sinh hiện nay, giúp các bạn biết cách sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực.
Đề tài của chúng em được chia làm 4 bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu thực trạng về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với học sinh khối 8,9 trường THCS.
Bước 2: Lập đề cương nghiên cứu.
Bước 3: Thực hiện điều tra, phỏng vấn và quay camera các bạn học sinh các khối 8,9 các bạn học sinh ham mê mạng xã hội trong trường và mức độ quan tâm của phụ huynh học sinh đối với con em học sử dụng mạng xã hội.
Bước 4: Đưa ra các giải pháp để các bạn sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, hiệu quả.
Nội dung cụ thể các bước của dự án:
1. Bước 1. Những mặt tích cực và tiêu cực của mạng xã hội ảnh hưởng đến học sinh khối 8,9 trường THCS
1.1. Tình hình sử dụng mạng xã hội chung
Thống kê người dùng facebook tại Việt Nam năm 2020:
Tại Việt Nam, số người dùng Facebook đạt 96,9 triệu vào năm 2020.Như vậy thì ta có thể thấy rằng người dùng internet ở Việt Nam không tách rời các hoạt động liên quan đến internet quá một tuần. Và thời gian mà họ dành cho mạng xã hội như facebook là rất lớn. Rõ ràng, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trào lưu sử dụng mạng xã hội đã tác động mạnh mẽ đến giới trẻ, trong đó có học sinh nói chung và học sinh trường THCS nói riêng.
1.2. Những ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội
Những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho chúng ta rất nhiều. Nó có thể giúp chúng ta:
- Kết nối bạn bè, bày tỏ quan niệm cá nhân.
- Học tập mọi lúc, mọi nơi.
- Tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng.
- Kinh doanh: Bán và mua hàng online.
1.3. Những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội
* Một số tác hại của mạng xã hội như sau:
- Quên mất mục tiêu cá nhân: suốt ngày đâm đầu vào smartphone hay laptop chỉ để lên mạng xã hội (chủ yếu là vào facebook).
- Nguy cơ bị trầm cảm: theo các nghiên cứu cho thấy, khi tiếp xúc với mạng xã hội càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm càng cao.
- Thị lực giảm sút: điều này là quá rõ ràng và ai cũng hiểu. Khi bạn tập trung vào màn hình liên tục trong suốt nhiều giờ liền, mắt của bạn sẽ phải làm việc cật lực và gây ra mỏi mắt.
- Mất ngủ: các khảo sát cho thấy ánh sáng của màn hình phát ra khi bạn sử dụng điện thoại nhiều sẽ làm cho não đánh lừa là chưa tới giờ ngủ.
- Làm giảm sự tập trung: bạn chẳng còn tập trung vào việc học được khi cứ nôn nao xem ai có đăng gì lên facebook không, hay hình ảnh của mình được bao nhiêu like rồi...
- Ảnh hưởng “điều xấu” trên mạng: ngày nay mọi người sử dụng facebook không còn đúng theo mục đích ban đầu nữa. Họ đăng lên bất cứ điều gì kể cả việc lăng nhục, hạ thấp hay hại người khác một cách thản nhiên. Những video, bài thơ, hay chỉ là một câu nói,…cũng dễ dàng tác động tới giới trẻ hiện nay. Giới trẻ ngày càng manh động hơn, bạo lực hơn và chúng thấy điều đó là bình thường để tiếp tục đăng những “thành tựu” mà chúng đạt được lên facebook.
Tóm lại, bất cứ điều gì khi sử dụng quá nhiều và không tiết độ thì đều mang lại những tác động xấu.
2. Bước 2: Lập đề cương nghiên cứu
3. Bước 3: Sau thời gian tìm hiểu, tiến hành điều tra, phỏng vấn và quay camera các bạn học sinh các khối 8,9 các bạn học sinh ham mê mạng xã hội trong trường, phụ huynh học sinh, chúng em thu được những kết quả như sau:
3.1. Khảo sát thực trạng các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS mức độ sử dụng mạng xã hội.
\s
Hình: Biểu đồ mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh
Từ kết quả này ta có thể thấy được mức độ, nhu cầu sử dụng mạng xã hội của học sinh khối 8,9 trường THCS Diễn Cát là rất cao. Cụ thể là trong 127 bạn được khảo sát thì đến 75% cho rằng mức độ sử dụng mạng xã hội là thường xuyên,12% lại cho rằng thỉnh thoảng mới có nhu cầu sử dụng mạng xã hội.Cũng theo khảo sát thì một bộ phận cho rằng lúc nào cần thiết lắm để phục vụ cho một mục đích nào đó thì mới sử dụng đến mạng xã hội, cụ thể chỉ có 9% sử dụng mạng xã hội với mức độ khi cần thiết và chỉ 4 % bạn là không sử dụng mạng xã hội. Một con số thật là ít ỏi so với thời đại 4.0 phải không ạ. Cũng theo khảo sát thì một bộ phận lại cho rằng lúc nào cần thiết lắm để phục vụ cho một mục đích nào đó thì mới sử dụng đến mạng xã hội, cụ thể chỉ có 9% bạn sử dụng mạng xã hội với mức độ khi cần thiết và chỉ 4 % bạn là không sử dụng mạng xã hội. Một con số thật là ít ỏi so với thời đại 4.0 phải không ạ.
3.2. Kết quả khảo sát về những mặt tích cực, tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8,9 THCS.
Như chúng ta đã biết, mạng xã hội có vai trò quan trọng với đời sống xã hội nói chung và đặc biệt là học sinh nói riêng. Từ việc khảo sát mức độ sử dụng mạng xã hội đã cho thấy được nhu cầu sử dụng mạng xã hội của các bạn ngày càng tăng đặc biệt là trong thời gian tới với việc sử dụng mạng xã hội một cách như vậy ta cũng tự đặt câu hỏi các bạn học sinh vào mạng để làm gì? Nhằm mục đích và nội dung là để làm gì? Chúng em đã tiến hành khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các bạn học sinh lớp 8,9 và kết quả thu được như sau:
TT |
Mục đích sử dụng |
Số lượng
(phiếu) |
Phần trăm
(%) |
1 |
Học tập |
13 |
10,2 |
2 |
Giao lưu kết bạn không quen biết |
78 |
61,4 |
3 |
Thể hiện quan điểm cá nhân không lành mạnh |
101 |
79,5 |
4 |
Câu like, giết thời gian |
119 |
93,7 |
5 |
Đăng ảnh tự sướng |
93 |
73,2 |
3.3 Kết quả khảo sát thực trạng về việc khi không được sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8, 9 trường THCS.
\s
Qua thống kê từ phiếu điều tra cho thấy khi không được sử dụng mạng xã hội thì số lượng học sinh cảm thấy bực tức, khó chịu chiếm tỉ lệ rất lớn, chứng tỏ rằng việc truy cập mạng xã hội đã trở thành như một thói quen hàng ngày không thể nào từ bỏ được. Vì thế có nhiều bạn luôn ở trong tình trạng “ăn, ngủ cũng Facebook”. Điều đó cũng chứng minh rằng các bạn học sinh trường THCS Diễn Cát đang ở trong tình trạng nghiện và rất nghiện sử dụng mạng xã hội.
3.3. Kết quả khảo sát thực trạng về việc sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS phân theo hoàn cảnh gia đình
\s
Qua nhiều ngày đi phỏng vấn trực tiếp các bậc phụ huynh về tình hình sử dụng cũng như mức độ quản lí sử dụng mạng xã hội của con em mình thì nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy được tỷ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội có sự quản lý của bố mẹ ít hơn không có sự quản lý của bố mẹ (93/127 phụ huynh)
3.4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện sử dụng và sống ảo của học sinh khối 8,9 trường THCS do sử dụng mạng xã hội
3.4.1. Nguyên nhân chủ quan
Tuổi trẻ với những suy nghĩ bốc đồng, nông nổi, thiếu sự chín chắn, các bạn không làm chủ được những hành vi, việc làm của mình, các bạn thích chạy theo những trào lưu mới trong đó có lối sống ảo(điển hình như hiện tượng khá bảnh đang rầm rộ trong một thời gian dài qua). Mặt khác các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS Diễn Cát chưa biết xác định mục đích, động cơ học tập.
3.5.2. Nguyên nhân khách quan
* Về phía gia đình: ở nhiều gia đình cha mẹ chiều con không đúng cách,bận công việc nên thả lỏng con, ít có thời gian quan tâm đến con cái, nên các bạn ngày càng lấn sâu vào những tác hại do sử dụng mạng xã hội quá nhiều. Một lý do nữa từ phía gia đình là thiếu sự làm gương của bố mẹ khi mà trong thời đại 4.0 hiện nay.
* Về phía nhà trường: trong trường THCS hiện nay cơ bản chỉ chú trọng dạy chữ cho học sinh. Học sinh đến trường chỉ học văn hóa, ít được trải nghiệm, nghiên cứu khoa học, rèn luyện đạo đức để có thể hoàn thiện về mọi mặt.
4. Bước 4. Một số giải pháp nhằm giúp học sinh nói chung và học sinh THCS nói riềng sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực
Dựa vào số liệu thống kê trên, chúng em nhận định rằng, gần như toàn bộ học sinh trong trường đều tham gia sử dụng mạng xã hội, trong đó phổ biến nhất là Facebook với 228/276 học sinh.
Việc dùng mạng xã hội là nhu cầu chính đáng của mọi người. Qua đó, các thể hiện được bản thân trước bạn bè, trước xã hội. Tuy nhiên, việc lạm dụng mạng xã hội của một bộ phận không nhỏ của học sinh là quá đà, thiếu sự lành mạnh. Trước thực tế đó, chúng em đề xuất một số giải pháp sau:
4.1. Giải pháp dành cho các bậc phụ huynh có con đang nghiện sử dụng mạng xã hội:
Chúng em xin phép gợi ý cho các bậc phụ huynh hãy cài đặt phần mềm ứng dụng này vào điện thoại của mình để chúng ta có thể dễ dàng theo dõi quản lí tình trạng sử dụng điện thoại của con em mình.
* PHẦN MỀM: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG.
a. Giới thiệu chung
Phần mềm tiện ích tiếng Việt dễ sử dụng chạy trên tất cả các điện thoại thông minh (cả IOS và Android) giúp người dùng hoặc người quản lý người dùng điện thoại biết được các thông tin sau: Biết số lần truy cập sử dụng các ứng dụng điện thoại trong 1 ngày; Thời gian đã sử dụng tổng số giờ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại trong ngày hôm đó, giới hạn thời gian cho phép sử dụng các ứng dụng.
b. Cách cài đặt và cách sử dụng
Nội dung |
Thao tác |
Minh họa |
Cài đặt |
- Tìm kiếm phần mềm thống kê ứng dụng trên CH Play và cài đặt
|
|
Ứng dụng 1 |
- Nhắc số lần bạn mở sử dụng ứng dụng điện thoại trong ngày
- Nhắc thời gian bạn đã sử dụng các ứng dụng điện thọai trong ngày.
- Ngày nhiều nhất trong 7 ngày gần đây. |
|
Ứng dụng 2 |
- Vào danh sách giới hạn và chọn ứng dụng mình cần
- Cài đặt giới hạn thời gian sử dụng.
Sau khi chọn xong mình giới hạn bao nhiêu thời gian thì đến giờ đó hệ thống sẽ tự động hiện lên và nhắc nhở ngừng sử dụng
|
|
Ứng dụng 3 |
- Lịch sử sử dụng các ứng dụng điện thoại các ngày và thời gian dùng mỗi ngày. |
|
Ứng dụng 4 |
- Luôn cảnh báo trên màn hình điện thoại thời gian bạn đã sử dụng điện thoại cho ngày hôm nay. |
|
4.2. Giải pháp phối hợp với nhà trường, liên đội thì chúng em có 2 giải pháp sau:
4.2.1. Dùng mạng xã hội để quản lí, theo dõi tình trạng sử dụng mạng xã hội : hay còn gọi là “ lấy độc trị độc”, đồng thời là nơi để cung cấp, trao đổi, chia sẻ các kiến thức phục vụ cho học tập , cuộc sống. Sau khi lập xong tài khoản chúng em đã tiến hành kết bạn chỉ những bạn học sinh trong trường.
Mục đích cụ thể của tài khoản facebook Trường THCS Diễn Cát:
- Qua trang facebook này theo dõi số lượng các bạn học sinh trong một ngày truy cập sử dụng bao nhiêu thời gian, có đăng những dòng trạng thái, hình ảnh không phù hợp, lành mạnh hay không.
- Với thông điệp : Hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh: Thông qua trang facebook này chúng em sẽ đăng tải, chia sẻ các kiến thức học tập.
Để trang facebook này hoạt động hiệu quả chúng em đã phối hợp với thầy tổng phụ trách đội lập ra một nhóm thành viên là những bạn trong ban chỉ huy liên đội. Để không chiếm mất thời gian và ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn nên chúng em đã phân chia nhiệm vụ cho từng nhóm nhỏ như sau:
+ Nhóm thứ 1: Thống kê số lượng truy cập sử dụng facebook và đăng tải những nội dung, hình ảnh có mang nội dung tiêu cực hay không, sau đó sẽ báo cáo về Liên đội để có biện nhắc nhở, ngăn chặn kịp thời.
+ Nhóm thứ 2: Giao cho những bạn có năng khiếu các môn học tự nhiên, ngoại ngữ đăng tải, chia sẻ bài viết về các môn học thuộc tự nhiên, ngoại ngữ.
+ Nhóm thứ 3: Giao cho những bạn có năng khiếu về các môn học xã hội đăng tải, chia sẻ những bài viết về các môn học thuộc xã hội.
+ Nhóm thứ 4: Có nhiệm vụ đăng tải, chia sẻ những bài viết, tin tức, hình ảnh lành mạnh, có giá trị trong cuộc sống.
Như vậy có thể nói rằng khi các bạn mở trang Facebook ra thay vì lướt và nhìn thấy những thông tin không bổ ích thì các bạn sẽ đọc những thông tin có ích, nhiều bài viết phục vụ cho mục đích học tập của mình.
4.2.2.
Đối với trường THCS Diễn Cát:
- Nhà trường cần giáo dục, tuyên truyền cho các bạn học sinh hiểu được tác động hai mặt của mạng xã hội bằng cách tuyên truyền vào những buổi chào cờ; cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học
(trong đó có nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội hành vi).
- Khi phát hiện học sinh nghiện sử dụng, có lối sống ảo quá đà trên mạng xã hội thì giáo viên chủ nhiệm nên tìm hiểu nguyên nhân, gần gũi động viên, giúp đỡ để học sinh tập trung học tốt hơn. Qua đó chúng em được hoàn thiện và phát triển một cách toàn diện hơn để bước vào cuộc sống một cách tự tin.
* Đã thực hiện tại trường THCS Diến Cát nơi chúng em học tập:
- Trong thời gian qua trường chúng em đã tổ chức buổi ngoại khóa với chuyên đề
" học sinh với văn hóa mạng" . Trong buổi ngoại khóa này trường đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích nhằm cuốn hút các bạn học sinh tránh xa những thời gian vô bổ lang thang mạng xã hội: như tổ chức thi văn nghệ, diễn hài kịch, tuyên truyền những tác hại của mạng xã hội, tuyên truyền luật an ninh mạng để học sinh nắm rõ, tổ chức các trò chơi…
Hình: Nhà trường đang tuyên truyền nói về lợi ích, tác hại của mạng xã hội
- Trường THCS Diễn Cát nơi chúng em học phối hợp với phụ huynh tổ chức phong trào “Một ngày không sử dụng điện thoại”. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm trường đã đưa nội dung này vào buổi họp yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền nhắc nhở phụ huynh trong việc quản lí con cái sử dụng điện thoại. Để hưởng ứng phong trào “Một ngày không sử dụng điện thoại” hàng tuần các thầy cô bộ môn sẽ tổ chức các câu lạc bộ theo chủ điểm từng tuần.
Có thể nói rằng sau khi tổ chức những hoạt động ngoại khóa như vậy học sinh đã ý thức được rất nhiều về những tác hại của mạng xã hội, học sinh dần rời xa thế giới ảo và thay vào đó là những hoạt động, trò chơi bổ ích giúp các em hoàn thiện hơn về thể chất cũng như tinh thần.
(Hình ảnh hoạt động câu lạc bộ Tiếng Anh)
4.3. Giải pháp nỗ lực đối với cá nhân từng học sinh:
Để sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, tích cực và hạn chế bớt thời gian lướt mạng để không ảnh hưởng đến việc học tập thì chúng ta có thể tham khảo một số cách sau:
- Đặt ra mức thời gian tối đa cho việc sử dụng Facebook trong ngày và hãy cài đặt phần mềm nhắc nhở thời gian sử dụng để biết dừng đúng thời điểm.
- Khi chúng ta muốn cắt giảm thời gian dành cho mạng xã hội thì việc thiết lập lại chúng cũng rất quan trọng. Các bạn tuyệt đối đừng để Facebook, Zalo,…luôn trong trạng thái đăng nhập.
Tiêu chí không kết bạn là 3 không: không thích - không quen - không biết. Thử theo dõi trong vòng 30 ngày, người bạn mới có lịch sự gửi cho bạn một thông điệp làm quen hay có những chia sẻ thú vị trên mạng không? Nếu không, hãy nhớ đến nút Unfriend / Unsubsribe / Unfollow.
- Bắt đầu lọc danh sách bạn bè của bạn theo 4 nhóm sau.
+
Phải có: gia đình, người thân, bạn thân.
+
Nên có: tấm gương vĩ đại, cá tính độc đáo, bộ óc thông minh, tấm lòng nhân ái, bạn thân phương xa.
+
Không cần có người nổi tiếng không hữu ích với bạn, người lạ chỉ thích huyên thuyên về chính họ.
+
Tránh xa: người nhảm nhí thích gây sự chú ý.
Hãy chia sẻ thường xuyên với nhóm “phải có” và “nên có” và cắt giảm không thương tiếc nhóm “không cần có” và “tránh xa”. Chỉ trong 7 ngày, bạn sẽ thấy mình có thêm nhiều thời gian làm giàu thêm tình yêu gia đình và
tình bạn.
4.4. Đối với xã hội: Xã hội cần tạo được dư luận lành mạnh cách sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tốt. Các cơ quan thông tin truyền thông cần đưa những thông tin kịp thời về những vấn đề tiêu cực của mạng xã hội. Nếu làm được điều này các bạn sẽ không phải nhận các thông tin xấu. Đây chỉ là quá trình thực nghiệm bước đầu, quy mô còn nhỏ, nhưng chúng em đã thu được một số hiệu quả mong muốn, chúng em hy vọng dự án này sẽ được nhân rộng trong mỗi nhà trường, gia đình và xã hội để giúp các bạn học sinh nhận thức đúng đắn việc sử dụng trang mạng xã hội. Cần hướng tới cái tích cực, lành mạnh, có ích. Qua đề tài này, nhóm nghiên cứu chúng em muốn gửi tới tất cả các bạn học sinh nói chung và các bạn trong độ tuổi vị thành niên nói riêng một thông điệp là “Hãy sử dụng mạng xã hội như những người văn minh!”.
VII. KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP
1. Mục đích khảo nghiệm:
- Tình hình học sinh truy cập sử dụng mạng xã hội nhiều hay ít
- Học sinh vào mạng xã hội còn những mục đích tiêu cực nữa hay không
- Gia đình có quản lí con em mình trong vấn đề sử dụng điện thoại
2. Đối tượng khảo nghiệm: Khối 8, 9 trường THCS.
3. Thời gian khảo nghiệm:Từ ngày 15/10 đến 16/11/2020.
4. Nội dung khảo nghiệm
Qua một thời gian đưa ra và áp dụng các giải pháp, bước đầu chúng em thấy tỷ lệ các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS thường xuyên sử dụng mạng xã hội đã giảm. Tỷ lệ các bạn sử dụng vào những mục đích tích cực đã có chiều hướng tăng so với kết quả khảo sát thực trạng, đồng thời tỷ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tiêu cực đã giảm thậm chí còn có những bạn không sử dụng mạng xã hội vào những mục đích đó nữa. Bên cạnh đó tỷ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội có sự quản lý của bố mẹ và không có sự quản lý của bố mẹ đều giảm so với kết quả lần khảo sát thực trạng. Kết quả cụ thể như sau:
a. Khảo nghiệm các bạn học sinh trường THCS Diễn Cát mức độ sử dụng mạng xã hội và không sử dụng mạng xã hội
Hình: Biểu đồ mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh
Hình: Biểu đồ mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh
Nhìn vào 2 biểu đồ trên ta thấy tỉ lệ các bạn thường xuyên sử dụng mạng xã hội vô bổ đã giảm đi, thay vào đó các bạn sẽ dành thời gian cho học tập, vui chơi giải trí lành mạnh nhiều hơn. Số học sinh thường xuyên sử dụng mạng xã hội giảm xuống còn 60/127 học sinh. Không sử dụng mạng xã hội cũng tăng lên 21/127 học sinh. Các giải pháp đưa ra mới chỉ áp dụng được trong thời gian ngắn nên sự thay đổi này tỉ lệ còn rất ít, chúng em hi vọng trong thời gian dài tới với những giải pháp khả thi mà chúng em đưa ra như vậy thì mong rằng tình trạng học sinh quá sa đà vào sử dụng mạng xã hội sẽ có hiệu quả tốt hơn nữa.
b. Kết quả khảo nghiệm về những mặt tích cực, tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8, 9 THCS Diễn Cát .
Bảng: Mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh trước khi nghiên cứu
TT |
Mục đích sử dụng |
Số lượng
(phiếu) |
Phần trăm
(%) |
1 |
Học tập |
13 |
10,2 |
2 |
Giao lưu kết bạn không quen biết |
78 |
61,4 |
3 |
Thể hiện quan điểm cá nhân không lành mạnh |
101 |
79,5 |
4 |
Câu like, giết thời gian |
119 |
93,7 |
5 |
Đăng ảnh tự sướng |
93 |
73,2 |
Bảng: Mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh sau khi thực hiện
TT |
Mục đích sử dụng |
Số lượng
(phiếu) |
Phần trăm
(%) |
1 |
Học tập |
38 |
29,9 |
2 |
Giao lưu kết bạn người quen biết |
92 |
72,4 |
3 |
Thể hiện quan điểm cá nhân tích cực |
70 |
55,1 |
4 |
Câu like, giết thời gian |
83 |
65,3 |
5 |
Đăng ảnh thật đến bạn bè |
70 |
55,1 |
Khi tiến hành các hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền cùng với những hoạt động ngoài trời vui chơi bổ ích cùng với sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân các bạn thì tỷ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tiêu cực đã có sự giảm xuống và thay vào đó tỉ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội mục đích tích cực đã có chiều hướng thay đổi hơn. Điều này cho thấy mạng xã hội đã và đang trở thành một kênh thông tin, giải trí và học tập chính thống của học sinh. Điều đó cũng đồng nghĩa, mỗi chúng ta nếu biết sử dụng có hiệu quả mạng xã hội thì sẽ mang lại những ý nghĩa rất to lớn. Tuy nhiên cần định hướng, tuyên truyền để các bạn không quá phụ thuộc vào thế giới ảo với những hệ lụy của nó.
c. Kết quả khảo sát thực trạng về việc khi không được sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8, 9 trường THCS Diễn Cát.
Như vậy nhìn vào 2 biểu đồ trên chúng ta thấy khi đưa ra giải pháp về nỗ lực bản thân thì với sự cố gắng của chính bản thân các bạn, thay vào việc suốt ngày nghiện sử dụng và đắm chìm trong thế giới ảo trên mạng xã hội, các bạn đã biết đặt ra cho mình một mục tiêu riêng để phấn đấu.Vì vậy nay các bạn đã biết cách dần dần thoát khỏi tình trạng đó.
\s
d. Kết quả khảo nghiệm thực trạng về việc sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS Diễn Cát phân theo hoàn cảnh gia đình
\s
Nhìn vào 2 biểu đồ trên chúng em thấy: Sau khi hướng dẫn các bậc phụ huynh cài đặt các phần mềm ứng dụng quản lí, theo dõi sử dụng điện thoại và các trang mạng xã hội, đồng thời khuyên ngăn, nhắc nhở kịp thời khi con mình quá sa đà sử dụng điện thoại thì ta thấy cha mẹ đã kiểm soát được con cái mình và dành thời gian quan tâm, chăm sóc đến con cái nhiều hơn, bước đầu có sự chuyển biến đáng kể, vì thế chúng em
thấy tỷ lệ giữa các bạn học sinh sử dụng mạng xã hội có sự quản lý của bố mẹ với các bạn không có sự quản lý của bố mẹ đã có chiều hướng giảm rõ rệt so với kết quả khảo sát thực trạng.
e . Đánh giá về kết quả khảo nghiệm
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng các bạn học sinh khối 8,9 THCS đã có ý thức hơn trong việc sử dụng mạng xã hội. Các bạn biết sử dụng mạng xã hội một cách khoa học nhất, biết khai thác những lợi ích mà mạng xã hội đem lại để giúp ích cho bản thân, cho bạn bè, cho trường lớp. Đó cũng là minh chứng cho hiệu quả bước đầu sau khi áp dụng các biện pháp được đề xuất trong đề tài.
PHẦN VIII. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI VÀ KẾT LUẬN
1. Kế hoạch phát triển đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, em nhận thấy có thể mở rộng đề tài này với các bạn ở các trường THCS khác. Ngoài ra, khi em hoàn thành xong đề tài này, em sẽ tiếp tục tìm hiểu về nhiều tệ nạn xã hội khác mà khiến cho toàn xã hội hoang mang ví dụ như ma túy, thuốc lá … để giúp mọi người biết cách phòng tránh chúng. Em mong muốn được tiếp tục nghiên cứu mở rộng đề tài này.
2. Kết luận
Ngày nay, khi xã hội phát triển và hội nhập thì vấn đề giao lưu, chia sẻ, giúp đỡ giữa các bạn học sinh THCS ngày càng được quan tâm hơn. Một số bạn đã biết sử dụng mạng xã hội vào mục đích tốt đẹp, nhưng đa phần các bạn đều sử dụng mạng vào những mục đích tiêu cực dẫn đến việc hình thành lối sống ảo. Ngay khi áp dụng biện pháp được đề xuất trong đề tài chúng em đã thu được nhiều kết quả tốt. Qua đó chúng em muốn gửi đến một thông điệp: “Các bạn hãy cùng nhau chung tay xây dựng lối sống lành mạnh, bài trừ lối sống ảo khỏi cuộc sống của chúng ta”. Tuy nhiên dự án là sự tìm tòi, suy nghĩ của chúng em trước vấn đề học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng trong tình trạng sống ảo trên mạng xã hội; vì thế chúng em mong muốn tìm ra những giải pháp hữu hiệu, tích cực nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vậy kính mong các thầy cô trong hội đồng khoa học góp ý để chúng em có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài này. Hướng nghiên cứu tiếp theo, chúng em sẽ khảo sát thực trạng và áp dụng giải pháp cho việc sử dụng mạng xã hội, lối sống ảo ở các khối trong trường và các trường THCS ở Diễn Châu – Nghệ An
PHẦN IX: TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phạm Thanh Dương
. Lợi ích và tác hại của internet và mạng xã hội đến học sinh.
Baothang2.edu.vn
PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU
TRƯỜNG THCS DIỄN CÁT
BẢN THUYẾT MINH DỰ ÁN
SÁNG TẠO KHKT CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020 - 2021
I. GIỚI THIỆU CHUNG
* Tên đề tài :
GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THCS SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
* Tác giả:
1. Lê Hải An. Ngày sinh 09/2/2007 – Lớp 8A
2. Lê Võ An Bình. Ngày sinh 10/7/2007 – Lớp 8A
* Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Thoa
II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Đề tài của chúng em được chia làm 4 bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu thực trạng về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với học sinh khối 8,9 trường THCS.
Bước 2: Lập đề cương nghiên cứu
Bước 3: Thực hiện điều tra, phỏng vấn và quay camera các bạn học sinh các khối 8,9 các bạn học sinh ham mê mạng xã hội trong trường và mức độ quan tâm của phụ huynh học sinh đối với con em học sử dụng mạng xã hội.
Bước 4: Đưa ra các giải pháp để các bạn sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, hiệu quả.
III. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
< >
Lí do chọn đề tài.
Vào năm 2019, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 36%. Theo số liệu thống kê thì có đến 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2019, con số này đến 8 triệu người dùng so với năm 2018.
Người dùng Việt Nam dành trung bình 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan đến internet, người Việt Nam dùng trung bình 2 giờ 32 phút để dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút để xem các stream hoặc các video trực tuyến và dùng 1 giờ 11 phút để nghe nhạc. 94% người Việt Nam sử dụng internet hàng ngày. Và 6% là số người sử dụng internet ít nhất một lần trong tuần.
Như vậy thì ta có thể thấy rằng người dùng internet ở Việt Nam không tách rời các hoạt động liên quan đến internet quá một tuần. Và thời gian mà họ dành cho mạng xã hội như facebook là rất lớn.
Cũng theo trang này, độ tuổi sử dụng mạng xã hội Facebook từ 13 - 24, chiếm 71%; riêng độ tuổi từ 12 – 15 đã chiếm 11% (dân số)
Rõ ràng, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trào lưu sử dụng mạng xã hội đã tác động mạnh mẽ đến giới trẻ, trong đó có học sinh nói chung và học sinh trường THCS nói riêng.
1.2. Những ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội
Những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho chúng ta rất nhiều và tác động tích cực nếu chúng ta biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý. Nó có thể giúp chúng ta:
- Giới thiệu bản thân mình với mọi người:
- Kết nối bạn bè:
- Học tập mọi lúc, mọi nơi
- Tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng
- Kinh doanh
- Bày tỏ quan niệm cá nhân:
1.3. Những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội
- Quên mất mục tiêu cá nhân:
- Nguy cơ bị trầm cảm:
- Thị lực giảm sút:
- Mất ngủ:
- Làm giảm sự tập trung:
- Ảnh hưởng “điều xấu” trên mạng:
Tóm lại, bất cứ điều gì khi sử dụng quá nhiều và không tiết độ thì đều mang lại những tác động xấu. Tốt nhất, khi hiểu được những “mối nguy hiểm” từ mạng xã hội gây ra, mỗi chúng ta nên hạn chế sử dụng chúng như một “thói quen”.
2. Bước 2: Lập đề cương nghiên cứu
3. Bước 3: Sau 1 thời gian tìm hiểu, tiến hành thực hiện điều tra, phỏng vấn
và quay camera các bạn học sinh các khối 8,9 các bạn học sinh ham mê mạng xã hội trong trường, phụ huynh học sinh, chúng em thu được những kết quả như sau:
|
|
Hình: Học sinh đang phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra tình hình sử dụng mạng xã hội
|
|
3.1. Khảo sát thực trạng các bạn học sinh khối 8, 9 trường THCS mức độ sử dụng mạng xã hội.
Hình: Biểu đồ mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh
Từ kết quả này, chúng ta có thể thấy được mức độ, nhu cầu sử dụng mạng xã
hội của học sinh khối 8, 9 trường THCS Diễn Cát là rất cao.
Cụ thể là trong 127 bạn được khảo sát thì có
< >76 % bạn là dùng mạng thường xuyên12 % bạn thỉnh thoảng mới có nhu cầu sử dụng mạng xã hội9 % bạn sử dụng mạng xã hội với mức độ khi cần thiết và 3,5 % bạn là không sử dụng mạng xã hội.(Một con số thật ít ỏi so với thời đại 4.0
TT
Mục đích sử dụng
Số lượng
(phiếu)
Phần trăm
(%)
1
Học tập
13
10.2
2
Giao lưu kết bạn không quen biết
78
61.4
3
Thể hiện quan điểm cá nhân không lành mạnh mạnh
101
79.5
4
Câu like, giết thời gian
119
93.7
5
Đăng ảnh tự sướng
93
73.2
Nhìn vào bảng trên chúng em thấy: Tỷ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tiêu cực là rất cao. Cụ thể khảo sát 127 bạn học sinh thì chỉ có 13 bạn sử dụng có ích nhằm phục vụ học tập, hầu hêt các bạn tham gia mạng xã hội với mục đích giao lưu, kết bạn những người chưa quen biết rất nhiều tới 78 bạn. Đa phần các các bạn vào Facebook thường đăng các dòng status với nội không phù hợp với lứa tuổi học sinh 101/127 bạn. Như vậy học sinh hầu như rất thích sống ảo trên mạng xã hội
.
3.3 Kết quả khảo sát thực trạng về việc khi không được sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS.
Qua thống kê từ phiếu điều tra chúng ta thấy khi không được sử dụng truy cập mạng xã hội thì số lượng học sinh cảm thấy bực tức, khó chịu trong người chiếm tỉ lệ rất lớn, chứng tỏ rằng việc truy cập mạng xã hội đã trở thành như một thói quen hàng ngày “như cơm bữa” không thể nào từ bỏ được. Vì thế có nhiều bạn luôn ở trong tình trạng “ăn Facebook, ngủ cũng Facebook”. Và điều đó cũng chứng minh một điều rằng, các bạn học sinh trường THCS Diễn Cát đang ở trong tình trạng nghiện và rất nghiện sử dụng mạng xã hội.
3.3. Kết quả khảo sát thực trạng về việc sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8, 9 trường THCS phân theo hoàn cảnh gia đình
Hình: Phỏng vấn trực tiếp ý kiến của các bậc phụ huynh
Qua nhiều ngày đi phỏng vấn trực tiếp các bậc phụ huynh về tình hình sử dụng cũng như mức độ quản lí sử dụng mạng xã hội của con em mình thì nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy được tỷ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội có sự quản lý của bố mẹ ít hơn không có sự quản lý của bố mẹ (93/127 phụ huynh)
.
3.4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện sử dụng và sống ảo của học sinh khối 8,9 trường THCS do sử dụng mạng xã hội
3.4.1. Nguyên nhân chủ quan
Hầu như các bạn không làm chủ được những hành vi, việc làm của mình, các bạn thích chạy theo những trào lưu mới trong đó có lối sống. Mặt khác các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS Diễn Cát chưa biết xác định mục đích, động cơ học tập.
3.5.2. Nguyên nhân khách quan
* Về phía gia đình: Ở nhiều gia đình cha mẹ chiều con không đúng cách, ít có thời gian quan tâm đến con cái, bố mẹ bận công việc nên thả lỏng con, nên các bạn sẽ ngày càng lấn sâu vào những tác hại do sử dụng mạng xã hội quá nhiều. Một lý do nữa từ phía gia đình là thiếu sự làm gương của bố mẹ khi mà trong thời đại 4.0 hiện nay việc trong một gia đình mỗi người một cái điện thoại tự do sử dụng là chuyện bình thường.
* Về phía nhà trường: Trong trường THCS hiện nay cơ bản chỉ chú trọng dạy chữ cho học sinh. Học sinh đến trường chỉ cơ bản học văn hóa mà ít được trải nghiệm, nghiên cứu khoa học, rèn luyện đạo đức để có thể hoàn thiện về mọi mặt.
* Về phía xã hội:
Hiện tượng người lớn, người thân chưa gương mẫu khi sử dụng mạng xã hội thậm chí còn sống ảo.
Địa điểm kinh doanh các dịch vụ Internet còn gần các trường học.
4. Bước 4. Một số giải pháp nhằm giúp học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực.
4.1. Giải pháp dành cho các bậc phụ huynh có con đang nghiện sử dụng mạng xã hội:
Chúng em thấy hiện nay trên mạng có rất nhiều phần mềm ứng dụng tiện lợi ra đời nhằm giúp bố mẹ có thể theo dõi tình trạng sử dụng điện thoại, quản lí con cái không tự tiện dùng các ứng dụng trên điện thoại. Tuy nhiên hầu hết các ứng dụng, phần mềm trên mạng hiện nay đều sử dụng tiếng anh, và có cái thì cài đặt được nhưng rất khó kích hoạt để có thể dễ dàng sử dụng. Chúng em tìm ra được 2 ứng dụng, phần mềm sử dụng tiếng việt, dễ cài đặt, dễ sử dụng. Hơn nữa qua quá trình phỏng vấn, điều tra các bậc phụ huynh, khi hỏi về việc quản lí con cái khi sử dụng điện thoại thì chưa có phụ huynh nào biết tới việc cài đặt các phần mềm, ứng dụng quản lí, theo dõi sử dụng điện thoại. Vì thể chúng em xin phép gợi ý cho các bậc phụ huynh hãy cài đặt 2 phần mềm ứng dụng này vào điện thoại của mình để chúng ta có thể dễ dàng theo dõi quản lí tình trạng sử dụng điện thoại của con em mình.
* PHẦN MỀM 1: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG.
a. Giới thiệu chung
Phần mềm tiện ích tiếng Việt dễ sử dụng chạy trên tất cả các điện thoại thông minh ( Cả iOS và Android ) giúp người dùng hoặc người quản lý người dùng điện thoại biết được các thông tin sau:
* Biết số lần truy cập sử dụng các ứng dụng điện thoại trong 1 ngày
* Số lần truy cập sử dụng các ứng dụng trên điện thoại trong các ngày đã qua
* Thời gian đã sử dụng tổng số giờ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại trong ngày hôm đó
* Thời gian sử dụng tổng số giờ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại điện thoại của những ngày đã qua
* Giới hạn thời gian cho phép sử dụng các ứng dụng
b. Cách cài đặt và cách sử dụng
Nội dung |
Thao tác |
Minh họa |
Cài đặt |
- Tìm kiếm phần mềm thống kê ứng dụng trên CH Play và cài đặt
|
|
Ứng dụng 1 |
- Nhắc số lần bạn mở sử dụng ứng dụng điện thoại trong ngày
- Nhắc thời gian bạn đã sử dụng các ứng dụng điện thọai trong ngày
- Ngày nhiều nhất trong 7 ngày gần đây |
|
Ứng dụng 2 |
- Vào danh sách giới hạn và chọn ứng dụng mình cần
- Cài đặt giới hạn thời gian sử dụng.
Sau khi chọn xong mình giới hạn bao nhiêu thời gian thì đến giờ đó hệ thống sẽ tự động hiện lên và nhắc nhở ngừng sử dụng
|
|
Ứng dụng 3 |
- Lịch sử sử dụng các ứng dụng điện thoại các ngày và thời gian dùng mỗi ngày
|
|
Ứng dụng 4 |
- Luôn cảnh báo trên màn hình điện thoại thời gian bạn đã sử dụng điện thoại cho ngày hôm nay |
|
Ứng dụng 5 |
- Khi không có nhu cầu sử dụng bạn có thể kích vào đối tượng gỡ cài đặt |
|
* PHẦN MỀM 2: ỨNG DỤNG KIDS MANANGER
a. Giới thiệu chung
Ứng dụng Kids Manager giúp phụ huynh quản lý thời gian sử dụng thiết bị di động của con cái một cách đơn giản và dễ dàng.
Các tính năng Kids Manager
- Quản lý thời gian sử dụng thiết bị di động của con cái
- Khuyến khích trẻ con sử dụng thiết bị di động vào mục đích học tập
- Quản lý thời gian chơi games của con cái nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ
- Quản lý cho phép hoặc ngăn chặn từng ứng dụng
- Quản lý nhiều tài khoản người sử dụng
- Bảo mật dữ liệu cá nhân khi cho người khác mượn thiết bị di động
- Thiết lập thời gian cho phép sử dụng cho tài khoản, ứng dụng và danh mục ứng dụng
- Thiết lập thời gian và nhắc nhở con cái nghỉ ngơi sau khi sử dụng một khoảng thời gian
b. Cách cài đặt và sử dụng:
Nội dung |
Thao tác |
Minh họa |
Cài đặt |
- Tìm phần mềm quản lý trẻ em
Kidss Manager trên CH Play
- Cài đặt trên điện thoại
|
|
- Bảo mật thông tin (mật khẩu, Email khôi phục mật khẩu )
|
|
Cài đặt những tiện ích
- Thời gian chơi trò chơi
-Thời gian xem mạng xã hội
|
|
Ứng dụng 1 |
- Vào quản lí ứng dụng chọn ứng dụng cần giới hạn thời gian sử dụng
- Vào quản lí thời gian và cài đặt thời gian cần giới hạn sử dụng |
|
Ứng dụng 2 |
- Vào phần sử dụng và nghỉ ngơi cài đặt thời gian nghỉ
|
|
Ứng dụng
3 |
-Tạo động lực cho con em bằng thời gian thưởng nếu con có tiến bộ |
|
Ứng dụng 4 |
- Nếu bật chế độ trẻ em không xem được các ứng dụng trừ khi hết thời gian hoặc mở lại
Chú ý : Khi đó cuộc gọi đến vẫn sử dụng được
Cuộc gọi đi chỉ thực hiện khi mở |
|
Ứng dụng 5 |
-Trẻ chỉ xem được ứng dụng do người quản lý mở
Chú ý : Không gọi được hoặc không tự ý đồng ý các tin nhắn nạp tiền để mua trò chơi |
|
Kết thúc |
- Gỡ cài đặt khi không có nhu cầu |
|
4.2. Giải pháp phối hợp với nhà trường, liên đội thì chúng em có 2 giải pháp sau:
4.2.1. Dùng mạng xã hội để quản lí, theo dõi tình trạng sử dụng mạng xã hội (Hay còn gọi là” Lấy độc trị độc”), đồng thời là nơi để cung cấp, trao đổi, chia sẻ các kiến thức hữu ích phục vụ cho học tập cũng như cuộc sống. Để thực hiện giải pháp này hiệu quả chúng em đã phối hợp với cô tổng phụ trách đội và xin ý kiến nhà trường sử dụng tài khoản facebook của trường THCS Cát Bình. Từ tài khoản này chúng em đã tiến hành kết bạn chỉ những bạn học sinh trong trường.
Mục đích cụ thể của tài khoản facebook trường THCS Diễn Cát:
- Qua trang facebook này theo dõi số lượng các bạn học sinh trong một ngày truy cập sử dụng bao nhiêu thời gian, có đăng những dòng trạng thái, hình ảnh không phù hợp, lành mạnh hay không. Để từ đó đội và nhà trường sẽ nắm bắt được tình trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh và có biện pháp xử lí, răn đe, nhắc nhở kịp thời đối với những bạn sử dụng mạng xã hội với nội dung tiêu cực, không lành mạnh.
- Với thông điệp : Hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh: Thông qua trang facebook này chúng em sẽ đăng tải, chia sẻ các kiến thức học tập về các môn học để các bạn khác trong trường có thể trao đổi, học hỏi và rút kinh nghiệm để trang bị thêm kiến thức. Bên cạnh đó chúng em cũng sẽ gửi lên những tin tức, những hình ảnh có nội dung lành mạnh, có tính chất nhân văn, giá trị sống.
Để trang facebook này hoạt động có hiệu quả chúng em đã phối hợp với cô tổng phụ trách đội lập ra một nhóm thành viên là những bạn trong ban chỉ huy liên đội. Để không chiếm mất thời gian và ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn nên chúng em đã phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm nhỏ như sau:
+ Nhóm thứ 1: Thống kê số lượng truy cập sử dụng facebook và đăng tải những nội dung, hình ảnh có mang nội dung tiêu cực hay không, sau đó sẽ báo cáo về liên đội để có biện nhắc nhở, ngăn chặn kịp thời.
+ Nhóm thứ 2: Giao cho những bạn có năng khiếu về các môn học tự nhiên, ngoại ngữ đăng tải, chia sẻ những bài viết về các môn học thuộc tự nhiên, ngoại ngữ.
+ Nhóm thứ 3: Giao cho những bạn có năng khiếu về các môn học xã hội đăng tải, chia sẻ những bài viết về các môn học thuộc xã hội.
+ Nhóm thứ 4: Có nhiệm vụ đăng tải, chia sẻ những bài viết, tin tức, hình ảnh lành mạnh, có giá trị trong cuộc sống.
Như vậy có thể nói rằng khi các bạn mở trang Facebook ra thay vì lướt và nhìn thấy những thông tin không bổ ích thì các bạn sẽ đọc những thông tin có ích, nhiều bài viết phục vụ cho mục đích học tập của mình.
4.2.2.
Đối với trường THCS Diễn Cát:
Trong thời gian qua trường chúng em đã tổ chức buổi ngoại khóa với chuyên đề
" học sinh với văn hóa mạng". Trong buổi ngoại khóa này trường đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích nhằm cuốn hút các bạn học sinh tránh xa những thời gian vô bổ lang thang mạng xã hội: như tổ chức thi văn nghệ, diễn hài kịch, tuyên truyền những tác hại của mạng xã hội, tuyên truyền luật an ninh mạng để học sinh nắm rõ, tổ chức các trò chơi…
Nhà trường đang tuyên truyền cách sử dụng mạng cho học sinh trường THCS Diễn Cát
Trường THCS nơi chúng em học phối hợp với phụ huynh tổ chức phong trào “Một ngày không sử dụng điện thoại”. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm trường đã đưa nội dung này vào buổi họp yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền nhắc nhở phụ huynh trong việc quản lí con cái sử dụng điện thoại, không cho con ở nhà sử dụng điện thoại quá nhiều, cấm triệt để không cho con em mang điện thoại đến trường. Để hưởng ứng phong trào “Một ngày không sử dụng điện thoại” hàng tháng đội sẽ tổ chức 1 lần/1 tháng hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm từng tháng.
Hình: Học sinh tham gia thi cắm hoa nghệ thuật
( Một số hình ảnh hoạt động ngoại khóa trò chơi và Câu lạc bộ Tiếng Anh )
Có thể nói rằng sau khi tổ chức những hoạt động ngoại khóa như vậy học sinh đã ý thức được rất nhiều về những tác hại của mạng xã hội, học sinh dần rời xa thế giới ảo và thay vào đó là những hoạt động, những trò chơi lý thú, bổ ích giúp các em hoàn thiện hơn về thể chất cũng như tinh thần.
4.3. Giải pháp nỗ lực đối với cá nhân từng học sinh:
Việc sử dụng mạng xã hội lâu nay như một thói quen hàng ngày như cơm bữa của các bạn học sinh, để mà bỏ hẳn thì là một điều không thể trong thời đại 4.0 hiện nay. Tuy nhiên để sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, tích cực và hạn chế bớt thời gian lướt mạng đẻ không ảnh hưởng đến việc học tập thì chúng ta có thể tham khảo một số cách sau:
- Đặt ra cho bản thân mình một mục tiêu học tập, để mình có động lực cố gắng phấn đấu, thời gian rảnh thay vì lướt mạng thì tranh thủ trau dồi kiến thức và ắt hẳn chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đề ra.
- Đặt ra mức thời gian tối đa cho việc sử dụng Facebook trong ngày và hãy cài đặt phần mềm nhắc nhở thời gian sử dụng để biết còn dừng đúng thời điểm.
- Khi chúng ta muốn cắt giảm thời gian dành cho mạng xã hội thì việc thiết lập lại chúng cũng rất quan trọng. Các bạn tuyệt đối đừng để facebook, zalo,…luôn trong trạng thái đăng nhập. Dù việc đăng nhập sẵn rất tiện cho các bạn mỗi khi các bạn muốn vào nhưng nó lại không tốt trong quá trình cai nghiện mạng xã hội vì vậy khi ta đăng nhập sẵn vào mạng xã hội thì mọi thông báo, mọi tin nhắn đều có thể hiện ra bất cứ lúc nào, điều đó càng khiến các bạn ngày càng nghiện mà thôi
- Hãy cho người khác quyền nhận cập nhật của bạn và cho bạn quyền không nhận cập nhật của họ
Tiêu chí không kết bạn là 3 không: không thích - không quen - không biết. Thử theo dõi trong vòng 30 ngày, người bạn mới có lịch sự gửi cho bạn một thông điệp làm quen hay có những chia sẻ thú vị trên mạng không? Nếu không, hãy nhớ đến nút Unfriend / Unsubsribe / Unfollow.
- Bắt đầu lọc danh sách bạn bè của bạn theo 4 nhóm sau.
+
Phải có: gia đình, người thân, bạn thân.
+
Nên có: tấm gương vĩ đại, cá tính độc đáo, bộ óc thông minh, tấm lòng nhân ái, bạn thân phương xa
+
Không cần có người nổi tiếng không hữu ích với bạn, người lạ chỉ thích huyên thuyên về chính họ
+
Tránh xa: người nhảm nhí thích gây sự chú ý
Hãy chia sẻ thường xuyên với nhóm “phải có” và “nên có” và cắt giảm không thương tiếc nhóm “không cần có” và “tránh xa”. Chỉ trong 7 ngày, bạn sẽ thấy mình có thêm nhiều thời gian để làm giàu thêm tình yêu gia đình và
tình bạn.
< >
Đối với xã hội:
Trước khi nghiên cứu
Biểu đồ mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh
Hình: Biểu đồ mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh
Nhìn vào 2 biểu đồ trên ta thấy tỉ lệ các bạn thường xuyên sử dụng mạng xã hội vô bổ đã có giảm đi, thay vào đó các bạn sẽ dành thời gian cho học tập, vui chơi giải trí lành mạnh nhiều hơn. Số học sinh thường xuyên sử dụng mạng xã hội giảm xuống còn 60/127 học sinh. Không sử dụng mạng xã hội cũng tăng lên 21/127 học sinh. Các giải pháp đưa ra mới chỉ áp dụng được trong thời gian ngắn nên sự thay đổi này tỉ lệ còn rất ít, chúng em hi vọng rằng trong thời gian dài tới với những giải pháp khả thi mà chúng em đưa ra như vậy thì mong rằng tình trạng học sinh quá sa đà vào sử dụng mạng xã hội sẽ có hiệu quả tốt hơn nữa.
b. Kết quả khảo nghiệm về những mặt tích cực, tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8,9 THCS .
Bảng: Mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh
TTTT |
Mục đích sử dụng |
Số lượng
(phiếu) |
Phần trăm
(%) |
55 |
Học tập |
13 |
10.2 |
2 |
Giao lưu kết bạn không quen biết |
78 |
61.4 |
3 |
Thể hiện quan điểm cá nhân không lành mạnh |
101 |
79.5 |
4 |
Câu like, giết thời gian |
119 |
93.7 |
5 |
Đăng ảnh tự sướng |
93 |
73.2 |
Bảng: Mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh
TT |
Mục đích sử dụng |
Số lượng
(phiếu) |
Phần trăm
(%) |
1 |
Học tập |
38 |
29,9 |
2 |
Giao lưu kết bạn người quen biết |
92 |
72.4 |
3 |
Thể hiện quan điểm cá nhân tích cực |
70 |
55.1 |
4 |
Câu like, giết thời gian |
83 |
65.3 |
5 |
Đăng ảnh thật đến bạn bè |
70 |
5 |
Sau khi tiến hành các hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền cùng với những hoạt động ngoài trời vui chơi bổ ích cùng với sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân các bạn thì tỷ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tiêu cực đã có sự giảm xuống và thay vào đó tỉ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội mục đích tích cực đã có chiều hướng thay đổi hơn. Mục đích các bạn vào mạng xã hội để câu like, giết thời gian đã giảm thay vào đó các bạn vào mạng xã hội để tìm kiếm các nội dung phục vụ học tập đã tăng lên. Số lượng các bạn vào mạng xã hội để chụp ảnh tự sướng, thể hiện những quan điểm cá nhân không lành mạnh cũng đã có chiều hướng giảm. Điều này cho thấy mạng xã hội đã và đang trở thành một kênh thông tin, giải trí và học tập chính thống của học sinh. Và điều đó cũng đồng nghĩa, mỗi chúng ta nếu biết sử dụng có hiệu quả mạng xã hội thì sẽ mang lại những ý nghĩa rất to lớn. Tuy nhiên cần định hướng, tuyên truyền để các bạn không bị quá phụ thuộc vào thế giới ảo với những hệ lụy của nó.
c. Kết quả khảo sát thực trạng về việc khi không được sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS
\s
Trước Trước khi nghiên cứu
|
\s
Như vậy nhìn vào 2 biểu đồ trên chúng ta thấy khi đưa ra giải pháp về nỗ lực bản thân thì với sự cố gắng của chính bản thân các bạn, thay vào việc suốt ngày nghiện sử dụng và đắm chìm trong thế giới ảo trên mạng xã hội, các bạn đã biết đặt ra cho mình một mục tiêu riêng để phấn đấu.Vì vậy nay các bạn đã biết cách dần dần thoát khỏi tình trạng đó.
d. Kết quả khảo nghiệm thực trạng về việc sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS phân theo hoàn cảnh gia đình
Trước Trước khi nghiên cứu
|
Nhìn vào 2 biểu đồ trên chúng em thấy: Sau khi hướng dẫn các bậc phụ huynh cài đặt các phần mềm ứng dụng quản lí, theo dõi sử dụng điện thoại và các trang mạng xã hội, đồng thời khuyên ngăn, nhắc nhở kịp thời khi con mình quá sa đà sử dụng điện thoại thì ta thấy cha mẹ đã kiểm soát được con cái mình và dành thời gian quan tâm, chăm sóc đến con cái nhiều hơn, bước đầu có sự chuyển biến đáng kể, vì thế chúng em thấy tỷ lệ giữa các bạn học sinh sử dụng mạng xã hội có sự quản lý của bố mẹ với các bạn không có sự quản lý của bố mẹ đã có chiều hướng giảm rõ rệt so với kết quả khảo sát thực trạng.
e. Đánh giá về kết quả khảo nghiệm
Theo kết quả của tất cả của những mặt khảo nghiệm, chúng em thấy trong 127 phiếu khảo nghiệm ngẫu nhiên về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh THCS thì tỷ lệ các bạn học sinh sử dụng mạng xã hội của cả 2 khối 8,9 bước đầu đã có giảm so với kết quả lần khảo sát thực trạng.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng các bạn học sinh khối 8,9 THCS đã có ý thức hơn trong việc sử dụng mạng xã hội. Các bạn đã biết sử dụng mạng xã hội một cách khoa học hợp lý nhất, biết khai thác những lợi ích mà mạng xã hội đem lại để giúp ích cho bản thân, cho bạn bè, cho trường lớp. Đó cũng là minh chứng cho hiệu quả bước đầu sau khi áp dụng các biện pháp được đề xuất trong đề tài.
PHẦN IX . KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI VÀ KẾT LUẬN
1. Kế hoạch phát triển đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, em nhận thấy có thể mở rộng đề tài này với các bạn ở các trường THCS khác. Ngoài ra, khi em hoàn thành xong đề tài này, em sẽ tiếp tục tìm hiểu về nhiều tệ nạn xã hội khác mà khiến cho toàn xã hội hoang mang ví dụ như ma túy, thuốc lá,… để giúp mọi người biết cách phòng tránh chúng.
Em mong muốn được tiếp tục nghiên cứu mở rộng đề tài này
2. Kết luận
Ngày nay, khi xã hội phát triển và hội nhập thì vấn đề giao lưu, chia sẻ, giúp đỡ giữa các bạn học sinh THCS ngày càng được quan tâm, chú trọng hơn. Một số bạn đã biết sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tốt đẹp, nhưng phần đông các bạn đều sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tiêu cực dẫn đến việc hình thành lối sống ảo. Ngay sau khi áp dụng các biện pháp được đề xuất trong đề tài chúng em đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Qua đó chúng em muốn gửi đến một thông điệp: “ Các bạn hãy cùng nhau chung tay xây dựng một lối sống lành mạnh, bài trừ lối sống ảo ra khỏi cuộc sống của chúng ta”.
Tuy nhiên dự án là sự tìm tòi, suy nghĩ của chúng em trước vấn đề học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng đang trong tình trạng nghiện sử dụng và sống ảo trên mạng xã hội, vì thế chúng em mong muốn tìm ra những giải pháp hữu hiệu, tích cực nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vậy kính mong các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học góp ý để chúng em có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài này. Và để đề tài có khả năng áp dụng thực tiễn hơn. Hướng nghiên cứu tiếp theo, chúng em sẽ khảo sát thực trạng và áp dụng giải pháp cho việc sử dụng mạng xã hội, lối sống ảo ở các khối trong trường và các trường THCS ở huyện Diễn Châu và tỉnh Nghệ An.
PHẦN X : TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phạm Thanh Dương
. Lợi ích và tác hại của internet và mạng xã hội đến học sinh.
Baothang2.edu.vn
2. Báo cáo Digital Marketing Việt Nam 2019:
https://andrews.edu.vn/
3. Sống ảo và giới trẻ hiện nay – Những hậu hoạ khôn lường
.https://poliva.vn/
4. Báo chí và mạng xã hội – NXB trẻ.
5. Lên mạng cũng là một nghệ thuật – NXB Lao động.
------- Hết ------
PHÒNG GD VÀ ĐT DIỄN CHÂU
TRƯỜNG THCS DIỄN CÁT |
GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THCS SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi.
Mã dự thi:
Người thực hiện: Lê Hải An – 8A; Lê Võ An Bình – 8A |
SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
Mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh trước khi nghiên cứu |
Mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh sau khi nghiên cứu
|
|
|
|
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1 |
Phụ huynh cài đặt phần mềm để quản lý tình hình sử dụng điện thoại của con em mình |
2 |
Nhà trường, liên đội dùng mạng xã hội để quản lí, theo dõi tình trạng sử dụng mạng xã hội đồng thời là nơi để cung cấp, trao đổi, chia sẻ các kiến thức hữu ích phục vụ cho học tập cũng như cuộc sống |
3 |
Giải pháp nỗ lực đối với cá nhân từng học sinh
Để sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, tích cực và hạn chế bớt thời gian lướt mạng |
4 |
Các cơ quan cần tạo được dư luận lành mạnh cách sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tốt. |
|
HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI DỰ ÁN KHKT DÀNH CHO HỌC SINH
Tên dự án: “GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THCS SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI THEO HƯỚNG TÍCH CỰC”
Thời gian dự kiến triển khai dự án: Từ 24/8/2020 đến 24/11/2020
- Công cụ hỗ trợ để triển khai dự án:
- Máy ảnh
- Điện thoại thông minh
- Máy tính laptop
2.
Kế hoạch triển khai dự án cụ thể:
Ngày tháng |
Nội dung |
Người thực hiện |
Từ ngày 24/08/2020
đến 24/10/2020
|
- Tiến hành nghiên cứu dự án và xây dựng ý tưởng dự án.
- Thảo luận và trao đổi ý tưởng với giáo viên hướng dẫn
+ Thu thập thông tin về ý tưởng của đề tài khoa học
+ Phóng vấn và quay video học sinh được phỏng vấn
+ Phát phiếu điều tra thực trạng |
Cả nhóm và GV hướng dẫn
|
Từ ngày 20/09 /2020 đến 24/10/2020
|
- Chuyển đổi ý tưởng thành đề tài dự án:
+ Phóng vấn và quay video học sinh được phỏng vấn
+ Chỉnh sửa hoàn thiện dự án tham gia cuộc thi vòng trường
- Tiến hành thực nghiệm các giải pháp đề ra |
Cả nhóm và GV hướng dẫn
|
Từ ngày 1/11/2020
đến 24 /11 2020
|
- Tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện dự án
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu và làm pooster về dự án
- Tham gia thi Khoa học, kỹ thuật vòng huyện |
Cả nhóm và GV hướng dẫn
|
BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN:
“GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THCS SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI THEO HƯỚNG TÍCH CỰC”
- GIỚI THIỆU CHUNG
Tên đề tài
: Giải pháp giúp học sinh THCS sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực
Tác giả : 1. Lê Hải An
2. Lê Võ An Bình
Giáo viên hướng dẫn : Lê Thị Kim Thoa
II GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
.1.Lí do chọn đề tài
Nhắc tới những căn bệnh thế kỷ, những căn bệnh là mối nguy hại cho cả thế giới, bạn sẽ nghĩ tới bệnh gì? Ung thư ? AIDS hay Covid 19 ? Những căn bệnh gợi đến sự đau đớn về thể xác, sự tàn phá cơ thể. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng sự tàn phá về tâm hồn, sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động mới là căn bệnh đáng sợ nhất? Nghiện sử dụng mạng xã hội là một trong những căn bệnh như thế - một căn bệnh không gây đau đớn thể xác nhưng nó lại mang đến những vô vàn nguy hại cho xã hội hôm nay.Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram, Zalo, Twitter..., việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Mạng xã hội hấp dẫn muôn màu như thế người lớn chúng ta vướng vào còn say sưa huống chi con trẻ. Với lứa tuổi học sinh, việc tham gia mạng xã hội chính là việc được công khai hình ảnh, cảm xúc của bản thân với một cộng đồng bạn bè hay một nhóm cùng sở thích mà chúng em tham gia.Tuy năm nay em mới học lớp 8 nhưng chính em cũng đã trải qua một thời gian đắm chìm vào thế giới ảo của mạng xã hội: Facebook, zalo, instagram… đến quên ăn, ngủ và lực học của em thì ngày càng đi xuống. Bên cạnh đó em cũng nhận thấy ở trường em hiện tại hầu như tất cả học sinh trong trường đều có tình trạng rất nghiện sử dụng và sống ảo trên các trang mạng xã hội.Thực tế trong các buổi chào cờ đầu tuần em hay được nghe cô tổng phụ trách đội thường xuyên phê bình tình trạng học sinh lười học, không học bài, làm bài, ngủ gật trên lớp học.Em còn được biết có nhiều anh chị lớp 9 bị thầy cô giáo bộ môn phản ánh là đi học không chịu chép bài, thầy cô phát hiện bắt được quả tang nhiều anh chị lén lút sử dụng điện thoại ở dưới gầm bàn.Có nhiều bạn lớp 8 cũng hay chơi game khuya nên khi đến lớp thường hay ngủ gục.… Qua việc tìm hiểu, chứng kiến những hiện tượng ở trường em như thế nên em đã trăn trở suy nghĩ và cũng chính điều đó đã thôi thúc em đi tìm hiểu đề tài khoa học xã hội và hành vi
“ Giải pháp giúp học sinh THCS sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Tìm hiểu và chia sẻ, hướng dẫn các bạn học sinh biết sử dụng các trang mạng đúng cách. Cần nhận thức rõ mặt lợi, hại của mạng xã để không là tín đồ mê muội của mạng xã hội mà là người sử dụng một cách thông minh, hiệu quả. Cần hướng tới cái cái tích cực, trong sáng, lành mạnh, cái đẹp, cái có ích.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu rõ mặt tích cực và tiêu cực của mạng xã hội.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh ở trường và thu thập thông tin từ phía các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và các bạn học sinh.
- Đề xuất các giải pháp giúp các bạn học sinh sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, hiệu quả và ngăn chặn những tác hại của nó.
- Khảo nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được đề xuất trong đề tài.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực tiễn sử dụng mạng xã hội của học sinh lớp 8,9
2. Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh khối 8, 9 THCS
III. TÍNH MỚI VÀ TÍNH SÁNG TẠO:
1. Tính mới
Mạng xã hội không phải là vấn đề gì mới, đã có rất nhiều tác giả, nhiều đề tài tìm hiểu về nó nhưng trong đề tài này em đã tập trung vào:
- Tìm hiểu rõ mặt tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với xã hội nói chung và học sinh THCS nói riêng. Đề ra một số biện pháp tích cực, hữu hiệu để ngăn chặn tệ nạn ham mê nghiện sử dụng và sống ảo trên mạng xã hội , giúp học sinh có suy nghĩ, thái độ và hành động đúng đắn trong việc sử dụng hữu ích mạng xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống của các bạn học sinh trong nhà trường.
2. Tính sáng tạo
Chúng em đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng bằng phiếu điều tra học sinh khối 8,9. Chúng em đã thu thập thông tin từ phía thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh bằng các phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp rồi quay camera để làm minh chứng cho nhật kí. Đặc biệt chúng em đã phỏng vấn trực tiếp những bạn ham mê dùng mạng xã hội hay vào mạng trong giờ học hoặc giờ ra chơi để hiểu rõ suy nghĩ của các bạn, từ đó đưa ra biện pháp phù hợp, giúp các bạn xa rời sử dụng mạng xã hội trong thời gian hợp lý và với mục đích đúng đắn. Chúng em đưa nhiều biện pháp không chỉ đối với các bạn học sinh, phụ huynh, nhà trường, thầy cô mà còn cả với chính quyền địa phương. Bản thân chúng em, một người từng dành nhiều thời gian cho sử dụng mạng ,chính việc nghiên cứu này mà chúng em đã biết sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực hơn. Chúng em mong muốn có thể giúp các bạn khác tránh xa ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội như chúng em. Đề tài này của chúng em sẽ làm tài liệu tham khảo cho các phụ huynh quản lí mạng xã hội của con cái sao cho thật đúng cách.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Đọc và phân tích tài liệu
Dựa trên một số tài liệu, các bài báo về tình trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh hiện nay
2. Phương pháp quan sát
Quan sát thái độ, cử chỉ, hành động của một số cá nhân học sinh, nhóm học sinh ở trường qua cách ứng xử trên mạng xã hội
3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Xây dựng các phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp học sinh, phụ huynh để thu thập thông tin và thống kê số liệu để làm cơ sở cho việc xây dựng giải pháp.
V. GIỚI HẠN CỦA DỰ ÁN VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
1. Giới hạn của dự án.
Chúng em nghiên cứu thực trạng nghiện mạng xã hội của học sinh khối 8,9 ở trường THCS. Trong quá trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế và thiếu sót, kính mong Hội đồng khoa học tư vấn, góp ý để chúng em hoàn thiện đề tài.
2. Thời gian nghiên cứu và thực hiện dự án.
Từ 20/ 08/2020 đến 20/11/2020.
VI. NỘI DUNG DỰ ÁN
Chúng em muốn nghiên cứu để tìm ra hướng giải pháp nhằm ngăn chặn và hạn chế phần nào tình trạng nghiện sử dụng quá mức mạng xã hội của học sinh hiện nay, giúp các bạn biết cách sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực.
Đề tài của chúng em được chia làm 4 bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu thực trạng về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với học sinh khối 8,9 trường THCS.
Bước 2: Lập đề cương nghiên cứu.
Bước 3: Thực hiện điều tra, phỏng vấn và quay camera các bạn học sinh các khối 8,9 các bạn học sinh ham mê mạng xã hội trong trường và mức độ quan tâm của phụ huynh học sinh đối với con em học sử dụng mạng xã hội.
Bước 4: Đưa ra các giải pháp để các bạn sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, hiệu quả.
Nội dung cụ thể các bước của dự án:
1. Bước 1. Những mặt tích cực và tiêu cực của mạng xã hội ảnh hưởng đến học sinh khối 8,9 trường THCS
1.1. Tình hình sử dụng mạng xã hội chung
Thống kê người dùng facebook tại Việt Nam năm 2020:
Tại Việt Nam, số người dùng Facebook đạt 96,9 triệu vào năm 2020.Như vậy thì ta có thể thấy rằng người dùng internet ở Việt Nam không tách rời các hoạt động liên quan đến internet quá một tuần. Và thời gian mà họ dành cho mạng xã hội như facebook là rất lớn. Rõ ràng, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trào lưu sử dụng mạng xã hội đã tác động mạnh mẽ đến giới trẻ, trong đó có học sinh nói chung và học sinh trường THCS nói riêng.
1.2. Những ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội
Những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho chúng ta rất nhiều. Nó có thể giúp chúng ta:
- Kết nối bạn bè, bày tỏ quan niệm cá nhân.
- Học tập mọi lúc, mọi nơi.
- Tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng.
- Kinh doanh: Bán và mua hàng online.
1.3. Những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội
* Một số tác hại của mạng xã hội như sau:
- Quên mất mục tiêu cá nhân: suốt ngày đâm đầu vào smartphone hay laptop chỉ để lên mạng xã hội (chủ yếu là vào facebook).
- Nguy cơ bị trầm cảm: theo các nghiên cứu cho thấy, khi tiếp xúc với mạng xã hội càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm càng cao.
- Thị lực giảm sút: điều này là quá rõ ràng và ai cũng hiểu. Khi bạn tập trung vào màn hình liên tục trong suốt nhiều giờ liền, mắt của bạn sẽ phải làm việc cật lực và gây ra mỏi mắt.
- Mất ngủ: các khảo sát cho thấy ánh sáng của màn hình phát ra khi bạn sử dụng điện thoại nhiều sẽ làm cho não đánh lừa là chưa tới giờ ngủ.
- Làm giảm sự tập trung: bạn chẳng còn tập trung vào việc học được khi cứ nôn nao xem ai có đăng gì lên facebook không, hay hình ảnh của mình được bao nhiêu like rồi...
- Ảnh hưởng “điều xấu” trên mạng: ngày nay mọi người sử dụng facebook không còn đúng theo mục đích ban đầu nữa. Họ đăng lên bất cứ điều gì kể cả việc lăng nhục, hạ thấp hay hại người khác một cách thản nhiên. Những video, bài thơ, hay chỉ là một câu nói,…cũng dễ dàng tác động tới giới trẻ hiện nay. Giới trẻ ngày càng manh động hơn, bạo lực hơn và chúng thấy điều đó là bình thường để tiếp tục đăng những “thành tựu” mà chúng đạt được lên facebook.
Tóm lại, bất cứ điều gì khi sử dụng quá nhiều và không tiết độ thì đều mang lại những tác động xấu.
2. Bước 2: Lập đề cương nghiên cứu
3. Bước 3: Sau thời gian tìm hiểu, tiến hành điều tra, phỏng vấn và quay camera các bạn học sinh các khối 8,9 các bạn học sinh ham mê mạng xã hội trong trường, phụ huynh học sinh, chúng em thu được những kết quả như sau:
3.1. Khảo sát thực trạng các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS mức độ sử dụng mạng xã hội.
\s
Hình: Biểu đồ mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh
Từ kết quả này ta có thể thấy được mức độ, nhu cầu sử dụng mạng xã hội của học sinh khối 8,9 trường THCS Diễn Cát là rất cao. Cụ thể là trong 127 bạn được khảo sát thì đến 75% cho rằng mức độ sử dụng mạng xã hội là thường xuyên,12% lại cho rằng thỉnh thoảng mới có nhu cầu sử dụng mạng xã hội.Cũng theo khảo sát thì một bộ phận cho rằng lúc nào cần thiết lắm để phục vụ cho một mục đích nào đó thì mới sử dụng đến mạng xã hội, cụ thể chỉ có 9% sử dụng mạng xã hội với mức độ khi cần thiết và chỉ 4 % bạn là không sử dụng mạng xã hội. Một con số thật là ít ỏi so với thời đại 4.0 phải không ạ. Cũng theo khảo sát thì một bộ phận lại cho rằng lúc nào cần thiết lắm để phục vụ cho một mục đích nào đó thì mới sử dụng đến mạng xã hội, cụ thể chỉ có 9% bạn sử dụng mạng xã hội với mức độ khi cần thiết và chỉ 4 % bạn là không sử dụng mạng xã hội. Một con số thật là ít ỏi so với thời đại 4.0 phải không ạ.
3.2. Kết quả khảo sát về những mặt tích cực, tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8,9 THCS.
Như chúng ta đã biết, mạng xã hội có vai trò quan trọng với đời sống xã hội nói chung và đặc biệt là học sinh nói riêng. Từ việc khảo sát mức độ sử dụng mạng xã hội đã cho thấy được nhu cầu sử dụng mạng xã hội của các bạn ngày càng tăng đặc biệt là trong thời gian tới với việc sử dụng mạng xã hội một cách như vậy ta cũng tự đặt câu hỏi các bạn học sinh vào mạng để làm gì? Nhằm mục đích và nội dung là để làm gì? Chúng em đã tiến hành khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các bạn học sinh lớp 8,9 và kết quả thu được như sau:
TT |
Mục đích sử dụng |
Số lượng
(phiếu) |
Phần trăm
(%) |
1 |
Học tập |
13 |
10,2 |
2 |
Giao lưu kết bạn không quen biết |
78 |
61,4 |
3 |
Thể hiện quan điểm cá nhân không lành mạnh |
101 |
79,5 |
4 |
Câu like, giết thời gian |
119 |
93,7 |
5 |
Đăng ảnh tự sướng |
93 |
73,2 |
3.3 Kết quả khảo sát thực trạng về việc khi không được sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8, 9 trường THCS.
\s
Qua thống kê từ phiếu điều tra cho thấy khi không được sử dụng mạng xã hội thì số lượng học sinh cảm thấy bực tức, khó chịu chiếm tỉ lệ rất lớn, chứng tỏ rằng việc truy cập mạng xã hội đã trở thành như một thói quen hàng ngày không thể nào từ bỏ được. Vì thế có nhiều bạn luôn ở trong tình trạng “ăn, ngủ cũng Facebook”. Điều đó cũng chứng minh rằng các bạn học sinh trường THCS Diễn Cát đang ở trong tình trạng nghiện và rất nghiện sử dụng mạng xã hội.
3.3. Kết quả khảo sát thực trạng về việc sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS phân theo hoàn cảnh gia đình
\s
Qua nhiều ngày đi phỏng vấn trực tiếp các bậc phụ huynh về tình hình sử dụng cũng như mức độ quản lí sử dụng mạng xã hội của con em mình thì nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy được tỷ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội có sự quản lý của bố mẹ ít hơn không có sự quản lý của bố mẹ (93/127 phụ huynh)
3.4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện sử dụng và sống ảo của học sinh khối 8,9 trường THCS do sử dụng mạng xã hội
3.4.1. Nguyên nhân chủ quan
Tuổi trẻ với những suy nghĩ bốc đồng, nông nổi, thiếu sự chín chắn, các bạn không làm chủ được những hành vi, việc làm của mình, các bạn thích chạy theo những trào lưu mới trong đó có lối sống ảo(điển hình như hiện tượng khá bảnh đang rầm rộ trong một thời gian dài qua). Mặt khác các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS Diễn Cát chưa biết xác định mục đích, động cơ học tập.
3.5.2. Nguyên nhân khách quan
* Về phía gia đình: ở nhiều gia đình cha mẹ chiều con không đúng cách,bận công việc nên thả lỏng con, ít có thời gian quan tâm đến con cái, nên các bạn ngày càng lấn sâu vào những tác hại do sử dụng mạng xã hội quá nhiều. Một lý do nữa từ phía gia đình là thiếu sự làm gương của bố mẹ khi mà trong thời đại 4.0 hiện nay.
* Về phía nhà trường: trong trường THCS hiện nay cơ bản chỉ chú trọng dạy chữ cho học sinh. Học sinh đến trường chỉ học văn hóa, ít được trải nghiệm, nghiên cứu khoa học, rèn luyện đạo đức để có thể hoàn thiện về mọi mặt.
4. Bước 4. Một số giải pháp nhằm giúp học sinh nói chung và học sinh THCS nói riềng sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực
Dựa vào số liệu thống kê trên, chúng em nhận định rằng, gần như toàn bộ học sinh trong trường đều tham gia sử dụng mạng xã hội, trong đó phổ biến nhất là Facebook với 228/276 học sinh.
Việc dùng mạng xã hội là nhu cầu chính đáng của mọi người. Qua đó, các thể hiện được bản thân trước bạn bè, trước xã hội. Tuy nhiên, việc lạm dụng mạng xã hội của một bộ phận không nhỏ của học sinh là quá đà, thiếu sự lành mạnh. Trước thực tế đó, chúng em đề xuất một số giải pháp sau:
4.1. Giải pháp dành cho các bậc phụ huynh có con đang nghiện sử dụng mạng xã hội:
Chúng em xin phép gợi ý cho các bậc phụ huynh hãy cài đặt phần mềm ứng dụng này vào điện thoại của mình để chúng ta có thể dễ dàng theo dõi quản lí tình trạng sử dụng điện thoại của con em mình.
* PHẦN MỀM: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG.
a. Giới thiệu chung
Phần mềm tiện ích tiếng Việt dễ sử dụng chạy trên tất cả các điện thoại thông minh (cả IOS và Android) giúp người dùng hoặc người quản lý người dùng điện thoại biết được các thông tin sau: Biết số lần truy cập sử dụng các ứng dụng điện thoại trong 1 ngày; Thời gian đã sử dụng tổng số giờ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại trong ngày hôm đó, giới hạn thời gian cho phép sử dụng các ứng dụng.
b. Cách cài đặt và cách sử dụng
Nội dung |
Thao tác |
Minh họa |
Cài đặt |
- Tìm kiếm phần mềm thống kê ứng dụng trên CH Play và cài đặt
|
|
Ứng dụng 1 |
- Nhắc số lần bạn mở sử dụng ứng dụng điện thoại trong ngày
- Nhắc thời gian bạn đã sử dụng các ứng dụng điện thọai trong ngày.
- Ngày nhiều nhất trong 7 ngày gần đây. |
|
Ứng dụng 2 |
- Vào danh sách giới hạn và chọn ứng dụng mình cần
- Cài đặt giới hạn thời gian sử dụng.
Sau khi chọn xong mình giới hạn bao nhiêu thời gian thì đến giờ đó hệ thống sẽ tự động hiện lên và nhắc nhở ngừng sử dụng
|
|
Ứng dụng 3 |
- Lịch sử sử dụng các ứng dụng điện thoại các ngày và thời gian dùng mỗi ngày. |
|
Ứng dụng 4 |
- Luôn cảnh báo trên màn hình điện thoại thời gian bạn đã sử dụng điện thoại cho ngày hôm nay. |
|
4.2. Giải pháp phối hợp với nhà trường, liên đội thì chúng em có 2 giải pháp sau:
4.2.1. Dùng mạng xã hội để quản lí, theo dõi tình trạng sử dụng mạng xã hội : hay còn gọi là “ lấy độc trị độc”, đồng thời là nơi để cung cấp, trao đổi, chia sẻ các kiến thức phục vụ cho học tập , cuộc sống. Sau khi lập xong tài khoản chúng em đã tiến hành kết bạn chỉ những bạn học sinh trong trường.
Mục đích cụ thể của tài khoản facebook Trường THCS Diễn Cát:
- Qua trang facebook này theo dõi số lượng các bạn học sinh trong một ngày truy cập sử dụng bao nhiêu thời gian, có đăng những dòng trạng thái, hình ảnh không phù hợp, lành mạnh hay không.
- Với thông điệp : Hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh: Thông qua trang facebook này chúng em sẽ đăng tải, chia sẻ các kiến thức học tập.
Để trang facebook này hoạt động hiệu quả chúng em đã phối hợp với thầy tổng phụ trách đội lập ra một nhóm thành viên là những bạn trong ban chỉ huy liên đội. Để không chiếm mất thời gian và ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn nên chúng em đã phân chia nhiệm vụ cho từng nhóm nhỏ như sau:
+ Nhóm thứ 1: Thống kê số lượng truy cập sử dụng facebook và đăng tải những nội dung, hình ảnh có mang nội dung tiêu cực hay không, sau đó sẽ báo cáo về Liên đội để có biện nhắc nhở, ngăn chặn kịp thời.
+ Nhóm thứ 2: Giao cho những bạn có năng khiếu các môn học tự nhiên, ngoại ngữ đăng tải, chia sẻ bài viết về các môn học thuộc tự nhiên, ngoại ngữ.
+ Nhóm thứ 3: Giao cho những bạn có năng khiếu về các môn học xã hội đăng tải, chia sẻ những bài viết về các môn học thuộc xã hội.
+ Nhóm thứ 4: Có nhiệm vụ đăng tải, chia sẻ những bài viết, tin tức, hình ảnh lành mạnh, có giá trị trong cuộc sống.
Như vậy có thể nói rằng khi các bạn mở trang Facebook ra thay vì lướt và nhìn thấy những thông tin không bổ ích thì các bạn sẽ đọc những thông tin có ích, nhiều bài viết phục vụ cho mục đích học tập của mình.
4.2.2.
Đối với trường THCS Diễn Cát:
- Nhà trường cần giáo dục, tuyên truyền cho các bạn học sinh hiểu được tác động hai mặt của mạng xã hội bằng cách tuyên truyền vào những buổi chào cờ; cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học
(trong đó có nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã hội hành vi).
- Khi phát hiện học sinh nghiện sử dụng, có lối sống ảo quá đà trên mạng xã hội thì giáo viên chủ nhiệm nên tìm hiểu nguyên nhân, gần gũi động viên, giúp đỡ để học sinh tập trung học tốt hơn. Qua đó chúng em được hoàn thiện và phát triển một cách toàn diện hơn để bước vào cuộc sống một cách tự tin.
* Đã thực hiện tại trường THCS Diến Cát nơi chúng em học tập:
- Trong thời gian qua trường chúng em đã tổ chức buổi ngoại khóa với chuyên đề
" học sinh với văn hóa mạng" . Trong buổi ngoại khóa này trường đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích nhằm cuốn hút các bạn học sinh tránh xa những thời gian vô bổ lang thang mạng xã hội: như tổ chức thi văn nghệ, diễn hài kịch, tuyên truyền những tác hại của mạng xã hội, tuyên truyền luật an ninh mạng để học sinh nắm rõ, tổ chức các trò chơi…
Hình: Nhà trường đang tuyên truyền nói về lợi ích, tác hại của mạng xã hội
- Trường THCS Diễn Cát nơi chúng em học phối hợp với phụ huynh tổ chức phong trào “Một ngày không sử dụng điện thoại”. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm trường đã đưa nội dung này vào buổi họp yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền nhắc nhở phụ huynh trong việc quản lí con cái sử dụng điện thoại. Để hưởng ứng phong trào “Một ngày không sử dụng điện thoại” hàng tuần các thầy cô bộ môn sẽ tổ chức các câu lạc bộ theo chủ điểm từng tuần.
Có thể nói rằng sau khi tổ chức những hoạt động ngoại khóa như vậy học sinh đã ý thức được rất nhiều về những tác hại của mạng xã hội, học sinh dần rời xa thế giới ảo và thay vào đó là những hoạt động, trò chơi bổ ích giúp các em hoàn thiện hơn về thể chất cũng như tinh thần.
(Hình ảnh hoạt động câu lạc bộ Tiếng Anh)
4.3. Giải pháp nỗ lực đối với cá nhân từng học sinh:
Để sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, tích cực và hạn chế bớt thời gian lướt mạng để không ảnh hưởng đến việc học tập thì chúng ta có thể tham khảo một số cách sau:
- Đặt ra mức thời gian tối đa cho việc sử dụng Facebook trong ngày và hãy cài đặt phần mềm nhắc nhở thời gian sử dụng để biết dừng đúng thời điểm.
- Khi chúng ta muốn cắt giảm thời gian dành cho mạng xã hội thì việc thiết lập lại chúng cũng rất quan trọng. Các bạn tuyệt đối đừng để Facebook, Zalo,…luôn trong trạng thái đăng nhập.
Tiêu chí không kết bạn là 3 không: không thích - không quen - không biết. Thử theo dõi trong vòng 30 ngày, người bạn mới có lịch sự gửi cho bạn một thông điệp làm quen hay có những chia sẻ thú vị trên mạng không? Nếu không, hãy nhớ đến nút Unfriend / Unsubsribe / Unfollow.
- Bắt đầu lọc danh sách bạn bè của bạn theo 4 nhóm sau.
+
Phải có: gia đình, người thân, bạn thân.
+
Nên có: tấm gương vĩ đại, cá tính độc đáo, bộ óc thông minh, tấm lòng nhân ái, bạn thân phương xa.
+
Không cần có người nổi tiếng không hữu ích với bạn, người lạ chỉ thích huyên thuyên về chính họ.
+
Tránh xa: người nhảm nhí thích gây sự chú ý.
Hãy chia sẻ thường xuyên với nhóm “phải có” và “nên có” và cắt giảm không thương tiếc nhóm “không cần có” và “tránh xa”. Chỉ trong 7 ngày, bạn sẽ thấy mình có thêm nhiều thời gian làm giàu thêm tình yêu gia đình và
tình bạn.
4.4. Đối với xã hội: Xã hội cần tạo được dư luận lành mạnh cách sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tốt. Các cơ quan thông tin truyền thông cần đưa những thông tin kịp thời về những vấn đề tiêu cực của mạng xã hội. Nếu làm được điều này các bạn sẽ không phải nhận các thông tin xấu. Đây chỉ là quá trình thực nghiệm bước đầu, quy mô còn nhỏ, nhưng chúng em đã thu được một số hiệu quả mong muốn, chúng em hy vọng dự án này sẽ được nhân rộng trong mỗi nhà trường, gia đình và xã hội để giúp các bạn học sinh nhận thức đúng đắn việc sử dụng trang mạng xã hội. Cần hướng tới cái tích cực, lành mạnh, có ích. Qua đề tài này, nhóm nghiên cứu chúng em muốn gửi tới tất cả các bạn học sinh nói chung và các bạn trong độ tuổi vị thành niên nói riêng một thông điệp là “Hãy sử dụng mạng xã hội như những người văn minh!”.
VII. KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP
1. Mục đích khảo nghiệm:
- Tình hình học sinh truy cập sử dụng mạng xã hội nhiều hay ít
- Học sinh vào mạng xã hội còn những mục đích tiêu cực nữa hay không
- Gia đình có quản lí con em mình trong vấn đề sử dụng điện thoại
2. Đối tượng khảo nghiệm: Khối 8, 9 trường THCS.
3. Thời gian khảo nghiệm:Từ ngày 15/10 đến 16/11/2020.
4. Nội dung khảo nghiệm
Qua một thời gian đưa ra và áp dụng các giải pháp, bước đầu chúng em thấy tỷ lệ các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS thường xuyên sử dụng mạng xã hội đã giảm. Tỷ lệ các bạn sử dụng vào những mục đích tích cực đã có chiều hướng tăng so với kết quả khảo sát thực trạng, đồng thời tỷ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tiêu cực đã giảm thậm chí còn có những bạn không sử dụng mạng xã hội vào những mục đích đó nữa. Bên cạnh đó tỷ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội có sự quản lý của bố mẹ và không có sự quản lý của bố mẹ đều giảm so với kết quả lần khảo sát thực trạng. Kết quả cụ thể như sau:
a. Khảo nghiệm các bạn học sinh trường THCS Diễn Cát mức độ sử dụng mạng xã hội và không sử dụng mạng xã hội
Hình: Biểu đồ mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh
Hình: Biểu đồ mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh
Nhìn vào 2 biểu đồ trên ta thấy tỉ lệ các bạn thường xuyên sử dụng mạng xã hội vô bổ đã giảm đi, thay vào đó các bạn sẽ dành thời gian cho học tập, vui chơi giải trí lành mạnh nhiều hơn. Số học sinh thường xuyên sử dụng mạng xã hội giảm xuống còn 60/127 học sinh. Không sử dụng mạng xã hội cũng tăng lên 21/127 học sinh. Các giải pháp đưa ra mới chỉ áp dụng được trong thời gian ngắn nên sự thay đổi này tỉ lệ còn rất ít, chúng em hi vọng trong thời gian dài tới với những giải pháp khả thi mà chúng em đưa ra như vậy thì mong rằng tình trạng học sinh quá sa đà vào sử dụng mạng xã hội sẽ có hiệu quả tốt hơn nữa.
b. Kết quả khảo nghiệm về những mặt tích cực, tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8, 9 THCS Diễn Cát .
Bảng: Mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh trước khi nghiên cứu
TT |
Mục đích sử dụng |
Số lượng
(phiếu) |
Phần trăm
(%) |
1 |
Học tập |
13 |
10,2 |
2 |
Giao lưu kết bạn không quen biết |
78 |
61,4 |
3 |
Thể hiện quan điểm cá nhân không lành mạnh |
101 |
79,5 |
4 |
Câu like, giết thời gian |
119 |
93,7 |
5 |
Đăng ảnh tự sướng |
93 |
73,2 |
Bảng: Mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh sau khi thực hiện
TT |
Mục đích sử dụng |
Số lượng
(phiếu) |
Phần trăm
(%) |
1 |
Học tập |
38 |
29,9 |
2 |
Giao lưu kết bạn người quen biết |
92 |
72,4 |
3 |
Thể hiện quan điểm cá nhân tích cực |
70 |
55,1 |
4 |
Câu like, giết thời gian |
83 |
65,3 |
5 |
Đăng ảnh thật đến bạn bè |
70 |
55,1 |
Khi tiến hành các hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền cùng với những hoạt động ngoài trời vui chơi bổ ích cùng với sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân các bạn thì tỷ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tiêu cực đã có sự giảm xuống và thay vào đó tỉ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội mục đích tích cực đã có chiều hướng thay đổi hơn. Điều này cho thấy mạng xã hội đã và đang trở thành một kênh thông tin, giải trí và học tập chính thống của học sinh. Điều đó cũng đồng nghĩa, mỗi chúng ta nếu biết sử dụng có hiệu quả mạng xã hội thì sẽ mang lại những ý nghĩa rất to lớn. Tuy nhiên cần định hướng, tuyên truyền để các bạn không quá phụ thuộc vào thế giới ảo với những hệ lụy của nó.
c. Kết quả khảo sát thực trạng về việc khi không được sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8, 9 trường THCS Diễn Cát.
Như vậy nhìn vào 2 biểu đồ trên chúng ta thấy khi đưa ra giải pháp về nỗ lực bản thân thì với sự cố gắng của chính bản thân các bạn, thay vào việc suốt ngày nghiện sử dụng và đắm chìm trong thế giới ảo trên mạng xã hội, các bạn đã biết đặt ra cho mình một mục tiêu riêng để phấn đấu.Vì vậy nay các bạn đã biết cách dần dần thoát khỏi tình trạng đó.
\s
d. Kết quả khảo nghiệm thực trạng về việc sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS Diễn Cát phân theo hoàn cảnh gia đình
\s
Nhìn vào 2 biểu đồ trên chúng em thấy: Sau khi hướng dẫn các bậc phụ huynh cài đặt các phần mềm ứng dụng quản lí, theo dõi sử dụng điện thoại và các trang mạng xã hội, đồng thời khuyên ngăn, nhắc nhở kịp thời khi con mình quá sa đà sử dụng điện thoại thì ta thấy cha mẹ đã kiểm soát được con cái mình và dành thời gian quan tâm, chăm sóc đến con cái nhiều hơn, bước đầu có sự chuyển biến đáng kể, vì thế chúng em
thấy tỷ lệ giữa các bạn học sinh sử dụng mạng xã hội có sự quản lý của bố mẹ với các bạn không có sự quản lý của bố mẹ đã có chiều hướng giảm rõ rệt so với kết quả khảo sát thực trạng.
e . Đánh giá về kết quả khảo nghiệm
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng các bạn học sinh khối 8,9 THCS đã có ý thức hơn trong việc sử dụng mạng xã hội. Các bạn biết sử dụng mạng xã hội một cách khoa học nhất, biết khai thác những lợi ích mà mạng xã hội đem lại để giúp ích cho bản thân, cho bạn bè, cho trường lớp. Đó cũng là minh chứng cho hiệu quả bước đầu sau khi áp dụng các biện pháp được đề xuất trong đề tài.
PHẦN VIII. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI VÀ KẾT LUẬN
1. Kế hoạch phát triển đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, em nhận thấy có thể mở rộng đề tài này với các bạn ở các trường THCS khác. Ngoài ra, khi em hoàn thành xong đề tài này, em sẽ tiếp tục tìm hiểu về nhiều tệ nạn xã hội khác mà khiến cho toàn xã hội hoang mang ví dụ như ma túy, thuốc lá … để giúp mọi người biết cách phòng tránh chúng. Em mong muốn được tiếp tục nghiên cứu mở rộng đề tài này.
2. Kết luận
Ngày nay, khi xã hội phát triển và hội nhập thì vấn đề giao lưu, chia sẻ, giúp đỡ giữa các bạn học sinh THCS ngày càng được quan tâm hơn. Một số bạn đã biết sử dụng mạng xã hội vào mục đích tốt đẹp, nhưng đa phần các bạn đều sử dụng mạng vào những mục đích tiêu cực dẫn đến việc hình thành lối sống ảo. Ngay khi áp dụng biện pháp được đề xuất trong đề tài chúng em đã thu được nhiều kết quả tốt. Qua đó chúng em muốn gửi đến một thông điệp: “Các bạn hãy cùng nhau chung tay xây dựng lối sống lành mạnh, bài trừ lối sống ảo khỏi cuộc sống của chúng ta”. Tuy nhiên dự án là sự tìm tòi, suy nghĩ của chúng em trước vấn đề học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng trong tình trạng sống ảo trên mạng xã hội; vì thế chúng em mong muốn tìm ra những giải pháp hữu hiệu, tích cực nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vậy kính mong các thầy cô trong hội đồng khoa học góp ý để chúng em có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài này. Hướng nghiên cứu tiếp theo, chúng em sẽ khảo sát thực trạng và áp dụng giải pháp cho việc sử dụng mạng xã hội, lối sống ảo ở các khối trong trường và các trường THCS ở Diễn Châu – Nghệ An
PHẦN IX: TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phạm Thanh Dương
. Lợi ích và tác hại của internet và mạng xã hội đến học sinh.
Baothang2.edu.vn
PHÒNG GD&ĐT DIỄN CHÂU
TRƯỜNG THCS DIỄN CÁT
BẢN THUYẾT MINH DỰ ÁN
SÁNG TẠO KHKT CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020 - 2021
I. GIỚI THIỆU CHUNG
* Tên đề tài :
GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THCS SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
* Tác giả:
1. Lê Hải An. Ngày sinh 09/2/2007 – Lớp 8A
2. Lê Võ An Bình. Ngày sinh 10/7/2007 – Lớp 8A
* Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Kim Thoa
II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Đề tài của chúng em được chia làm 4 bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu thực trạng về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với học sinh khối 8,9 trường THCS.
Bước 2: Lập đề cương nghiên cứu
Bước 3: Thực hiện điều tra, phỏng vấn và quay camera các bạn học sinh các khối 8,9 các bạn học sinh ham mê mạng xã hội trong trường và mức độ quan tâm của phụ huynh học sinh đối với con em học sử dụng mạng xã hội.
Bước 4: Đưa ra các giải pháp để các bạn sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, hiệu quả.
III. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
< >
Lí do chọn đề tài.
Vào năm 2019, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 36%. Theo số liệu thống kê thì có đến 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2019, con số này đến 8 triệu người dùng so với năm 2018.
Người dùng Việt Nam dành trung bình 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan đến internet, người Việt Nam dùng trung bình 2 giờ 32 phút để dùng mạng xã hội, 2 giờ 31 phút để xem các stream hoặc các video trực tuyến và dùng 1 giờ 11 phút để nghe nhạc. 94% người Việt Nam sử dụng internet hàng ngày. Và 6% là số người sử dụng internet ít nhất một lần trong tuần.
Như vậy thì ta có thể thấy rằng người dùng internet ở Việt Nam không tách rời các hoạt động liên quan đến internet quá một tuần. Và thời gian mà họ dành cho mạng xã hội như facebook là rất lớn.
Cũng theo trang này, độ tuổi sử dụng mạng xã hội Facebook từ 13 - 24, chiếm 71%; riêng độ tuổi từ 12 – 15 đã chiếm 11% (dân số)
Rõ ràng, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, trào lưu sử dụng mạng xã hội đã tác động mạnh mẽ đến giới trẻ, trong đó có học sinh nói chung và học sinh trường THCS nói riêng.
1.2. Những ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội
Những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho chúng ta rất nhiều và tác động tích cực nếu chúng ta biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý. Nó có thể giúp chúng ta:
- Giới thiệu bản thân mình với mọi người:
- Kết nối bạn bè:
- Học tập mọi lúc, mọi nơi
- Tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng
- Kinh doanh
- Bày tỏ quan niệm cá nhân:
1.3. Những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội
- Quên mất mục tiêu cá nhân:
- Nguy cơ bị trầm cảm:
- Thị lực giảm sút:
- Mất ngủ:
- Làm giảm sự tập trung:
- Ảnh hưởng “điều xấu” trên mạng:
Tóm lại, bất cứ điều gì khi sử dụng quá nhiều và không tiết độ thì đều mang lại những tác động xấu. Tốt nhất, khi hiểu được những “mối nguy hiểm” từ mạng xã hội gây ra, mỗi chúng ta nên hạn chế sử dụng chúng như một “thói quen”.
2. Bước 2: Lập đề cương nghiên cứu
3. Bước 3: Sau 1 thời gian tìm hiểu, tiến hành thực hiện điều tra, phỏng vấn
và quay camera các bạn học sinh các khối 8,9 các bạn học sinh ham mê mạng xã hội trong trường, phụ huynh học sinh, chúng em thu được những kết quả như sau:
|
|
Hình: Học sinh đang phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra tình hình sử dụng mạng xã hội
|
|
3.1. Khảo sát thực trạng các bạn học sinh khối 8, 9 trường THCS mức độ sử dụng mạng xã hội.
Hình: Biểu đồ mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh
Từ kết quả này, chúng ta có thể thấy được mức độ, nhu cầu sử dụng mạng xã
hội của học sinh khối 8, 9 trường THCS Diễn Cát là rất cao.
Cụ thể là trong 127 bạn được khảo sát thì có
< >76 % bạn là dùng mạng thường xuyên12 % bạn thỉnh thoảng mới có nhu cầu sử dụng mạng xã hội9 % bạn sử dụng mạng xã hội với mức độ khi cần thiết và 3,5 % bạn là không sử dụng mạng xã hội.(Một con số thật ít ỏi so với thời đại 4.0
TT
Mục đích sử dụng
Số lượng
(phiếu)
Phần trăm
(%)
1
Học tập
13
10.2
2
Giao lưu kết bạn không quen biết
78
61.4
3
Thể hiện quan điểm cá nhân không lành mạnh mạnh
101
79.5
4
Câu like, giết thời gian
119
93.7
5
Đăng ảnh tự sướng
93
73.2
Nhìn vào bảng trên chúng em thấy: Tỷ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tiêu cực là rất cao. Cụ thể khảo sát 127 bạn học sinh thì chỉ có 13 bạn sử dụng có ích nhằm phục vụ học tập, hầu hêt các bạn tham gia mạng xã hội với mục đích giao lưu, kết bạn những người chưa quen biết rất nhiều tới 78 bạn. Đa phần các các bạn vào Facebook thường đăng các dòng status với nội không phù hợp với lứa tuổi học sinh 101/127 bạn. Như vậy học sinh hầu như rất thích sống ảo trên mạng xã hội
.
3.3 Kết quả khảo sát thực trạng về việc khi không được sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS.
Qua thống kê từ phiếu điều tra chúng ta thấy khi không được sử dụng truy cập mạng xã hội thì số lượng học sinh cảm thấy bực tức, khó chịu trong người chiếm tỉ lệ rất lớn, chứng tỏ rằng việc truy cập mạng xã hội đã trở thành như một thói quen hàng ngày “như cơm bữa” không thể nào từ bỏ được. Vì thế có nhiều bạn luôn ở trong tình trạng “ăn Facebook, ngủ cũng Facebook”. Và điều đó cũng chứng minh một điều rằng, các bạn học sinh trường THCS Diễn Cát đang ở trong tình trạng nghiện và rất nghiện sử dụng mạng xã hội.
3.3. Kết quả khảo sát thực trạng về việc sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8, 9 trường THCS phân theo hoàn cảnh gia đình
Hình: Phỏng vấn trực tiếp ý kiến của các bậc phụ huynh
Qua nhiều ngày đi phỏng vấn trực tiếp các bậc phụ huynh về tình hình sử dụng cũng như mức độ quản lí sử dụng mạng xã hội của con em mình thì nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy được tỷ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội có sự quản lý của bố mẹ ít hơn không có sự quản lý của bố mẹ (93/127 phụ huynh)
.
3.4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện sử dụng và sống ảo của học sinh khối 8,9 trường THCS do sử dụng mạng xã hội
3.4.1. Nguyên nhân chủ quan
Hầu như các bạn không làm chủ được những hành vi, việc làm của mình, các bạn thích chạy theo những trào lưu mới trong đó có lối sống. Mặt khác các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS Diễn Cát chưa biết xác định mục đích, động cơ học tập.
3.5.2. Nguyên nhân khách quan
* Về phía gia đình: Ở nhiều gia đình cha mẹ chiều con không đúng cách, ít có thời gian quan tâm đến con cái, bố mẹ bận công việc nên thả lỏng con, nên các bạn sẽ ngày càng lấn sâu vào những tác hại do sử dụng mạng xã hội quá nhiều. Một lý do nữa từ phía gia đình là thiếu sự làm gương của bố mẹ khi mà trong thời đại 4.0 hiện nay việc trong một gia đình mỗi người một cái điện thoại tự do sử dụng là chuyện bình thường.
* Về phía nhà trường: Trong trường THCS hiện nay cơ bản chỉ chú trọng dạy chữ cho học sinh. Học sinh đến trường chỉ cơ bản học văn hóa mà ít được trải nghiệm, nghiên cứu khoa học, rèn luyện đạo đức để có thể hoàn thiện về mọi mặt.
* Về phía xã hội:
Hiện tượng người lớn, người thân chưa gương mẫu khi sử dụng mạng xã hội thậm chí còn sống ảo.
Địa điểm kinh doanh các dịch vụ Internet còn gần các trường học.
4. Bước 4. Một số giải pháp nhằm giúp học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực.
4.1. Giải pháp dành cho các bậc phụ huynh có con đang nghiện sử dụng mạng xã hội:
Chúng em thấy hiện nay trên mạng có rất nhiều phần mềm ứng dụng tiện lợi ra đời nhằm giúp bố mẹ có thể theo dõi tình trạng sử dụng điện thoại, quản lí con cái không tự tiện dùng các ứng dụng trên điện thoại. Tuy nhiên hầu hết các ứng dụng, phần mềm trên mạng hiện nay đều sử dụng tiếng anh, và có cái thì cài đặt được nhưng rất khó kích hoạt để có thể dễ dàng sử dụng. Chúng em tìm ra được 2 ứng dụng, phần mềm sử dụng tiếng việt, dễ cài đặt, dễ sử dụng. Hơn nữa qua quá trình phỏng vấn, điều tra các bậc phụ huynh, khi hỏi về việc quản lí con cái khi sử dụng điện thoại thì chưa có phụ huynh nào biết tới việc cài đặt các phần mềm, ứng dụng quản lí, theo dõi sử dụng điện thoại. Vì thể chúng em xin phép gợi ý cho các bậc phụ huynh hãy cài đặt 2 phần mềm ứng dụng này vào điện thoại của mình để chúng ta có thể dễ dàng theo dõi quản lí tình trạng sử dụng điện thoại của con em mình.
* PHẦN MỀM 1: THỐNG KÊ ỨNG DỤNG.
a. Giới thiệu chung
Phần mềm tiện ích tiếng Việt dễ sử dụng chạy trên tất cả các điện thoại thông minh ( Cả iOS và Android ) giúp người dùng hoặc người quản lý người dùng điện thoại biết được các thông tin sau:
* Biết số lần truy cập sử dụng các ứng dụng điện thoại trong 1 ngày
* Số lần truy cập sử dụng các ứng dụng trên điện thoại trong các ngày đã qua
* Thời gian đã sử dụng tổng số giờ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại trong ngày hôm đó
* Thời gian sử dụng tổng số giờ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại điện thoại của những ngày đã qua
* Giới hạn thời gian cho phép sử dụng các ứng dụng
b. Cách cài đặt và cách sử dụng
Nội dung |
Thao tác |
Minh họa |
Cài đặt |
- Tìm kiếm phần mềm thống kê ứng dụng trên CH Play và cài đặt
|
|
Ứng dụng 1 |
- Nhắc số lần bạn mở sử dụng ứng dụng điện thoại trong ngày
- Nhắc thời gian bạn đã sử dụng các ứng dụng điện thọai trong ngày
- Ngày nhiều nhất trong 7 ngày gần đây |
|
Ứng dụng 2 |
- Vào danh sách giới hạn và chọn ứng dụng mình cần
- Cài đặt giới hạn thời gian sử dụng.
Sau khi chọn xong mình giới hạn bao nhiêu thời gian thì đến giờ đó hệ thống sẽ tự động hiện lên và nhắc nhở ngừng sử dụng
|
|
Ứng dụng 3 |
- Lịch sử sử dụng các ứng dụng điện thoại các ngày và thời gian dùng mỗi ngày
|
|
Ứng dụng 4 |
- Luôn cảnh báo trên màn hình điện thoại thời gian bạn đã sử dụng điện thoại cho ngày hôm nay |
|
Ứng dụng 5 |
- Khi không có nhu cầu sử dụng bạn có thể kích vào đối tượng gỡ cài đặt |
|
* PHẦN MỀM 2: ỨNG DỤNG KIDS MANANGER
a. Giới thiệu chung
Ứng dụng Kids Manager giúp phụ huynh quản lý thời gian sử dụng thiết bị di động của con cái một cách đơn giản và dễ dàng.
Các tính năng Kids Manager
- Quản lý thời gian sử dụng thiết bị di động của con cái
- Khuyến khích trẻ con sử dụng thiết bị di động vào mục đích học tập
- Quản lý thời gian chơi games của con cái nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ
- Quản lý cho phép hoặc ngăn chặn từng ứng dụng
- Quản lý nhiều tài khoản người sử dụng
- Bảo mật dữ liệu cá nhân khi cho người khác mượn thiết bị di động
- Thiết lập thời gian cho phép sử dụng cho tài khoản, ứng dụng và danh mục ứng dụng
- Thiết lập thời gian và nhắc nhở con cái nghỉ ngơi sau khi sử dụng một khoảng thời gian
b. Cách cài đặt và sử dụng:
Nội dung |
Thao tác |
Minh họa |
Cài đặt |
- Tìm phần mềm quản lý trẻ em
Kidss Manager trên CH Play
- Cài đặt trên điện thoại
|
|
- Bảo mật thông tin (mật khẩu, Email khôi phục mật khẩu )
|
|
Cài đặt những tiện ích
- Thời gian chơi trò chơi
-Thời gian xem mạng xã hội
|
|
Ứng dụng 1 |
- Vào quản lí ứng dụng chọn ứng dụng cần giới hạn thời gian sử dụng
- Vào quản lí thời gian và cài đặt thời gian cần giới hạn sử dụng |
|
Ứng dụng 2 |
- Vào phần sử dụng và nghỉ ngơi cài đặt thời gian nghỉ
|
|
Ứng dụng
3 |
-Tạo động lực cho con em bằng thời gian thưởng nếu con có tiến bộ |
|
Ứng dụng 4 |
- Nếu bật chế độ trẻ em không xem được các ứng dụng trừ khi hết thời gian hoặc mở lại
Chú ý : Khi đó cuộc gọi đến vẫn sử dụng được
Cuộc gọi đi chỉ thực hiện khi mở |
|
Ứng dụng 5 |
-Trẻ chỉ xem được ứng dụng do người quản lý mở
Chú ý : Không gọi được hoặc không tự ý đồng ý các tin nhắn nạp tiền để mua trò chơi |
|
Kết thúc |
- Gỡ cài đặt khi không có nhu cầu |
|
4.2. Giải pháp phối hợp với nhà trường, liên đội thì chúng em có 2 giải pháp sau:
4.2.1. Dùng mạng xã hội để quản lí, theo dõi tình trạng sử dụng mạng xã hội (Hay còn gọi là” Lấy độc trị độc”), đồng thời là nơi để cung cấp, trao đổi, chia sẻ các kiến thức hữu ích phục vụ cho học tập cũng như cuộc sống. Để thực hiện giải pháp này hiệu quả chúng em đã phối hợp với cô tổng phụ trách đội và xin ý kiến nhà trường sử dụng tài khoản facebook của trường THCS Cát Bình. Từ tài khoản này chúng em đã tiến hành kết bạn chỉ những bạn học sinh trong trường.
Mục đích cụ thể của tài khoản facebook trường THCS Diễn Cát:
- Qua trang facebook này theo dõi số lượng các bạn học sinh trong một ngày truy cập sử dụng bao nhiêu thời gian, có đăng những dòng trạng thái, hình ảnh không phù hợp, lành mạnh hay không. Để từ đó đội và nhà trường sẽ nắm bắt được tình trạng sử dụng mạng xã hội của học sinh và có biện pháp xử lí, răn đe, nhắc nhở kịp thời đối với những bạn sử dụng mạng xã hội với nội dung tiêu cực, không lành mạnh.
- Với thông điệp : Hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh: Thông qua trang facebook này chúng em sẽ đăng tải, chia sẻ các kiến thức học tập về các môn học để các bạn khác trong trường có thể trao đổi, học hỏi và rút kinh nghiệm để trang bị thêm kiến thức. Bên cạnh đó chúng em cũng sẽ gửi lên những tin tức, những hình ảnh có nội dung lành mạnh, có tính chất nhân văn, giá trị sống.
Để trang facebook này hoạt động có hiệu quả chúng em đã phối hợp với cô tổng phụ trách đội lập ra một nhóm thành viên là những bạn trong ban chỉ huy liên đội. Để không chiếm mất thời gian và ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn nên chúng em đã phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm nhỏ như sau:
+ Nhóm thứ 1: Thống kê số lượng truy cập sử dụng facebook và đăng tải những nội dung, hình ảnh có mang nội dung tiêu cực hay không, sau đó sẽ báo cáo về liên đội để có biện nhắc nhở, ngăn chặn kịp thời.
+ Nhóm thứ 2: Giao cho những bạn có năng khiếu về các môn học tự nhiên, ngoại ngữ đăng tải, chia sẻ những bài viết về các môn học thuộc tự nhiên, ngoại ngữ.
+ Nhóm thứ 3: Giao cho những bạn có năng khiếu về các môn học xã hội đăng tải, chia sẻ những bài viết về các môn học thuộc xã hội.
+ Nhóm thứ 4: Có nhiệm vụ đăng tải, chia sẻ những bài viết, tin tức, hình ảnh lành mạnh, có giá trị trong cuộc sống.
Như vậy có thể nói rằng khi các bạn mở trang Facebook ra thay vì lướt và nhìn thấy những thông tin không bổ ích thì các bạn sẽ đọc những thông tin có ích, nhiều bài viết phục vụ cho mục đích học tập của mình.
4.2.2.
Đối với trường THCS Diễn Cát:
Trong thời gian qua trường chúng em đã tổ chức buổi ngoại khóa với chuyên đề
" học sinh với văn hóa mạng". Trong buổi ngoại khóa này trường đã tổ chức nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích nhằm cuốn hút các bạn học sinh tránh xa những thời gian vô bổ lang thang mạng xã hội: như tổ chức thi văn nghệ, diễn hài kịch, tuyên truyền những tác hại của mạng xã hội, tuyên truyền luật an ninh mạng để học sinh nắm rõ, tổ chức các trò chơi…
Nhà trường đang tuyên truyền cách sử dụng mạng cho học sinh trường THCS Diễn Cát
Trường THCS nơi chúng em học phối hợp với phụ huynh tổ chức phong trào “Một ngày không sử dụng điện thoại”. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm trường đã đưa nội dung này vào buổi họp yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền nhắc nhở phụ huynh trong việc quản lí con cái sử dụng điện thoại, không cho con ở nhà sử dụng điện thoại quá nhiều, cấm triệt để không cho con em mang điện thoại đến trường. Để hưởng ứng phong trào “Một ngày không sử dụng điện thoại” hàng tháng đội sẽ tổ chức 1 lần/1 tháng hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm từng tháng.
Hình: Học sinh tham gia thi cắm hoa nghệ thuật
( Một số hình ảnh hoạt động ngoại khóa trò chơi và Câu lạc bộ Tiếng Anh )
Có thể nói rằng sau khi tổ chức những hoạt động ngoại khóa như vậy học sinh đã ý thức được rất nhiều về những tác hại của mạng xã hội, học sinh dần rời xa thế giới ảo và thay vào đó là những hoạt động, những trò chơi lý thú, bổ ích giúp các em hoàn thiện hơn về thể chất cũng như tinh thần.
4.3. Giải pháp nỗ lực đối với cá nhân từng học sinh:
Việc sử dụng mạng xã hội lâu nay như một thói quen hàng ngày như cơm bữa của các bạn học sinh, để mà bỏ hẳn thì là một điều không thể trong thời đại 4.0 hiện nay. Tuy nhiên để sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, tích cực và hạn chế bớt thời gian lướt mạng đẻ không ảnh hưởng đến việc học tập thì chúng ta có thể tham khảo một số cách sau:
- Đặt ra cho bản thân mình một mục tiêu học tập, để mình có động lực cố gắng phấn đấu, thời gian rảnh thay vì lướt mạng thì tranh thủ trau dồi kiến thức và ắt hẳn chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đề ra.
- Đặt ra mức thời gian tối đa cho việc sử dụng Facebook trong ngày và hãy cài đặt phần mềm nhắc nhở thời gian sử dụng để biết còn dừng đúng thời điểm.
- Khi chúng ta muốn cắt giảm thời gian dành cho mạng xã hội thì việc thiết lập lại chúng cũng rất quan trọng. Các bạn tuyệt đối đừng để facebook, zalo,…luôn trong trạng thái đăng nhập. Dù việc đăng nhập sẵn rất tiện cho các bạn mỗi khi các bạn muốn vào nhưng nó lại không tốt trong quá trình cai nghiện mạng xã hội vì vậy khi ta đăng nhập sẵn vào mạng xã hội thì mọi thông báo, mọi tin nhắn đều có thể hiện ra bất cứ lúc nào, điều đó càng khiến các bạn ngày càng nghiện mà thôi
- Hãy cho người khác quyền nhận cập nhật của bạn và cho bạn quyền không nhận cập nhật của họ
Tiêu chí không kết bạn là 3 không: không thích - không quen - không biết. Thử theo dõi trong vòng 30 ngày, người bạn mới có lịch sự gửi cho bạn một thông điệp làm quen hay có những chia sẻ thú vị trên mạng không? Nếu không, hãy nhớ đến nút Unfriend / Unsubsribe / Unfollow.
- Bắt đầu lọc danh sách bạn bè của bạn theo 4 nhóm sau.
+
Phải có: gia đình, người thân, bạn thân.
+
Nên có: tấm gương vĩ đại, cá tính độc đáo, bộ óc thông minh, tấm lòng nhân ái, bạn thân phương xa
+
Không cần có người nổi tiếng không hữu ích với bạn, người lạ chỉ thích huyên thuyên về chính họ
+
Tránh xa: người nhảm nhí thích gây sự chú ý
Hãy chia sẻ thường xuyên với nhóm “phải có” và “nên có” và cắt giảm không thương tiếc nhóm “không cần có” và “tránh xa”. Chỉ trong 7 ngày, bạn sẽ thấy mình có thêm nhiều thời gian để làm giàu thêm tình yêu gia đình và
tình bạn.
< >
Đối với xã hội:
Trước khi nghiên cứu
Biểu đồ mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh
Hình: Biểu đồ mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh
Nhìn vào 2 biểu đồ trên ta thấy tỉ lệ các bạn thường xuyên sử dụng mạng xã hội vô bổ đã có giảm đi, thay vào đó các bạn sẽ dành thời gian cho học tập, vui chơi giải trí lành mạnh nhiều hơn. Số học sinh thường xuyên sử dụng mạng xã hội giảm xuống còn 60/127 học sinh. Không sử dụng mạng xã hội cũng tăng lên 21/127 học sinh. Các giải pháp đưa ra mới chỉ áp dụng được trong thời gian ngắn nên sự thay đổi này tỉ lệ còn rất ít, chúng em hi vọng rằng trong thời gian dài tới với những giải pháp khả thi mà chúng em đưa ra như vậy thì mong rằng tình trạng học sinh quá sa đà vào sử dụng mạng xã hội sẽ có hiệu quả tốt hơn nữa.
b. Kết quả khảo nghiệm về những mặt tích cực, tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8,9 THCS .
Bảng: Mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh
TTTT |
Mục đích sử dụng |
Số lượng
(phiếu) |
Phần trăm
(%) |
55 |
Học tập |
13 |
10.2 |
2 |
Giao lưu kết bạn không quen biết |
78 |
61.4 |
3 |
Thể hiện quan điểm cá nhân không lành mạnh |
101 |
79.5 |
4 |
Câu like, giết thời gian |
119 |
93.7 |
5 |
Đăng ảnh tự sướng |
93 |
73.2 |
Bảng: Mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh
TT |
Mục đích sử dụng |
Số lượng
(phiếu) |
Phần trăm
(%) |
1 |
Học tập |
38 |
29,9 |
2 |
Giao lưu kết bạn người quen biết |
92 |
72.4 |
3 |
Thể hiện quan điểm cá nhân tích cực |
70 |
55.1 |
4 |
Câu like, giết thời gian |
83 |
65.3 |
5 |
Đăng ảnh thật đến bạn bè |
70 |
5 |
Sau khi tiến hành các hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền cùng với những hoạt động ngoài trời vui chơi bổ ích cùng với sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân các bạn thì tỷ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tiêu cực đã có sự giảm xuống và thay vào đó tỉ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội mục đích tích cực đã có chiều hướng thay đổi hơn. Mục đích các bạn vào mạng xã hội để câu like, giết thời gian đã giảm thay vào đó các bạn vào mạng xã hội để tìm kiếm các nội dung phục vụ học tập đã tăng lên. Số lượng các bạn vào mạng xã hội để chụp ảnh tự sướng, thể hiện những quan điểm cá nhân không lành mạnh cũng đã có chiều hướng giảm. Điều này cho thấy mạng xã hội đã và đang trở thành một kênh thông tin, giải trí và học tập chính thống của học sinh. Và điều đó cũng đồng nghĩa, mỗi chúng ta nếu biết sử dụng có hiệu quả mạng xã hội thì sẽ mang lại những ý nghĩa rất to lớn. Tuy nhiên cần định hướng, tuyên truyền để các bạn không bị quá phụ thuộc vào thế giới ảo với những hệ lụy của nó.
c. Kết quả khảo sát thực trạng về việc khi không được sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS
\s
Trước Trước khi nghiên cứu
|
\s
Như vậy nhìn vào 2 biểu đồ trên chúng ta thấy khi đưa ra giải pháp về nỗ lực bản thân thì với sự cố gắng của chính bản thân các bạn, thay vào việc suốt ngày nghiện sử dụng và đắm chìm trong thế giới ảo trên mạng xã hội, các bạn đã biết đặt ra cho mình một mục tiêu riêng để phấn đấu.Vì vậy nay các bạn đã biết cách dần dần thoát khỏi tình trạng đó.
d. Kết quả khảo nghiệm thực trạng về việc sử dụng mạng xã hội của các bạn học sinh khối 8,9 trường THCS phân theo hoàn cảnh gia đình
Trước Trước khi nghiên cứu
|
Nhìn vào 2 biểu đồ trên chúng em thấy: Sau khi hướng dẫn các bậc phụ huynh cài đặt các phần mềm ứng dụng quản lí, theo dõi sử dụng điện thoại và các trang mạng xã hội, đồng thời khuyên ngăn, nhắc nhở kịp thời khi con mình quá sa đà sử dụng điện thoại thì ta thấy cha mẹ đã kiểm soát được con cái mình và dành thời gian quan tâm, chăm sóc đến con cái nhiều hơn, bước đầu có sự chuyển biến đáng kể, vì thế chúng em thấy tỷ lệ giữa các bạn học sinh sử dụng mạng xã hội có sự quản lý của bố mẹ với các bạn không có sự quản lý của bố mẹ đã có chiều hướng giảm rõ rệt so với kết quả khảo sát thực trạng.
e. Đánh giá về kết quả khảo nghiệm
Theo kết quả của tất cả của những mặt khảo nghiệm, chúng em thấy trong 127 phiếu khảo nghiệm ngẫu nhiên về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh THCS thì tỷ lệ các bạn học sinh sử dụng mạng xã hội của cả 2 khối 8,9 bước đầu đã có giảm so với kết quả lần khảo sát thực trạng.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng các bạn học sinh khối 8,9 THCS đã có ý thức hơn trong việc sử dụng mạng xã hội. Các bạn đã biết sử dụng mạng xã hội một cách khoa học hợp lý nhất, biết khai thác những lợi ích mà mạng xã hội đem lại để giúp ích cho bản thân, cho bạn bè, cho trường lớp. Đó cũng là minh chứng cho hiệu quả bước đầu sau khi áp dụng các biện pháp được đề xuất trong đề tài.
PHẦN IX . KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI VÀ KẾT LUẬN
1. Kế hoạch phát triển đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, em nhận thấy có thể mở rộng đề tài này với các bạn ở các trường THCS khác. Ngoài ra, khi em hoàn thành xong đề tài này, em sẽ tiếp tục tìm hiểu về nhiều tệ nạn xã hội khác mà khiến cho toàn xã hội hoang mang ví dụ như ma túy, thuốc lá,… để giúp mọi người biết cách phòng tránh chúng.
Em mong muốn được tiếp tục nghiên cứu mở rộng đề tài này
2. Kết luận
Ngày nay, khi xã hội phát triển và hội nhập thì vấn đề giao lưu, chia sẻ, giúp đỡ giữa các bạn học sinh THCS ngày càng được quan tâm, chú trọng hơn. Một số bạn đã biết sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tốt đẹp, nhưng phần đông các bạn đều sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tiêu cực dẫn đến việc hình thành lối sống ảo. Ngay sau khi áp dụng các biện pháp được đề xuất trong đề tài chúng em đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Qua đó chúng em muốn gửi đến một thông điệp: “ Các bạn hãy cùng nhau chung tay xây dựng một lối sống lành mạnh, bài trừ lối sống ảo ra khỏi cuộc sống của chúng ta”.
Tuy nhiên dự án là sự tìm tòi, suy nghĩ của chúng em trước vấn đề học sinh nói chung và học sinh THCS nói riêng đang trong tình trạng nghiện sử dụng và sống ảo trên mạng xã hội, vì thế chúng em mong muốn tìm ra những giải pháp hữu hiệu, tích cực nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vậy kính mong các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học góp ý để chúng em có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài này. Và để đề tài có khả năng áp dụng thực tiễn hơn. Hướng nghiên cứu tiếp theo, chúng em sẽ khảo sát thực trạng và áp dụng giải pháp cho việc sử dụng mạng xã hội, lối sống ảo ở các khối trong trường và các trường THCS ở huyện Diễn Châu và tỉnh Nghệ An.
PHẦN X : TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phạm Thanh Dương
. Lợi ích và tác hại của internet và mạng xã hội đến học sinh.
Baothang2.edu.vn
2. Báo cáo Digital Marketing Việt Nam 2019:
https://andrews.edu.vn/
3. Sống ảo và giới trẻ hiện nay – Những hậu hoạ khôn lường
.https://poliva.vn/
4. Báo chí và mạng xã hội – NXB trẻ.
5. Lên mạng cũng là một nghệ thuật – NXB Lao động.
------- Hết ------
PHÒNG GD VÀ ĐT DIỄN CHÂU
TRƯỜNG THCS DIỄN CÁT |
GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH THCS SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
Lĩnh vực: Khoa học xã hội và hành vi.
Mã dự thi:
Người thực hiện: Lê Hải An – 8A; Lê Võ An Bình – 8A |
SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
Mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh trước khi nghiên cứu |
Mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh sau khi nghiên cứu
|
|
|
|
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1 |
Phụ huynh cài đặt phần mềm để quản lý tình hình sử dụng điện thoại của con em mình |
2 |
Nhà trường, liên đội dùng mạng xã hội để quản lí, theo dõi tình trạng sử dụng mạng xã hội đồng thời là nơi để cung cấp, trao đổi, chia sẻ các kiến thức hữu ích phục vụ cho học tập cũng như cuộc sống |
3 |
Giải pháp nỗ lực đối với cá nhân từng học sinh
Để sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, tích cực và hạn chế bớt thời gian lướt mạng |
4 |
Các cơ quan cần tạo được dư luận lành mạnh cách sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tốt. |
|
HÌNH ẢNH NGHIÊN CỨU
|
Đăng ký thành viên